Nóng tranh luận về quản lý thị trường vàng
(Tài chính) Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 đang diễn ra tại Huế, một lần nữa lo ngại về những bất cập và cả tính đúng đắn trong chính sách quản lý thị trường vàng lại được đặt ra.
Không có trong chương trình của diễn đàn, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng đã có báo cáo và tài liệu gửi tới báo chí cung cấp thông tin hai chiều về vấn đề vốn phức tạp và còn nhiều quan điểm khác nhau này.
Đấu thầu tiếp tay vàng hóa?
Trong tham luận tham gia diễn đàn, PGS.,TS. Ngô Trí Long đặt vấn đề rằng, khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vàng trở thành công cụ trú ẩn lý tưởng của cả thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đồng nội tệ liên tục mất giá, câu chuyện vàng hóa trở thành một bài toán đau đầu của các nhà lập chính sách.
Dẫn thực tế cụ thể, TS. Ngô Trí Long đưa ra lập luận đáng chú ý: “Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì việc tổ chức 57 phiên đấu thầu vàng cho đến ngày 30/8/2013 đã bán 58,3 tấn vàng quy chuẩn. Điều này cho thấy càng bán vàng miếng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vật chất vào nằm bất động trong khối tài sản của người dân. Như vậy là đi ngược lại mục tiêu chống vàng hóa và chuyển vàng dự trữ trong dân thành VND để phát triển kinh tế không thực hiện được”.
Tuy nhiên, trong tài liệu, cũng như thông tin trả lời kiến nghị cử tri đang được tập hợp, Ngân hàng Nhà nước đưa ra những lập luận để khẳng định, tình trạng vàng hóa đã được hạn chế sau khi triển khai các giải pháp quản lý thời gian qua.
Quan điểm mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là, theo nhiệm vụ mà Chính phủ giao (qua Nghị định 24), Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng. Cơ quan này trở thành đầu mối duy nhất tạo cung cho thị trường, nhu cầu mua, sở hữu vàng của người dân được bảo vệ. Hiện nhu cầu vàng trên thị trường vẫn còn khá lớn và phải đáp ứng.
Để đáp ứng, Ngân hàng Nhà nước phải tạo cung qua đấu thầu. Nếu ngừng tạo cung để khống chế mức độ vàng hóa trong dân cư, cung - cầu trên thị trường sẽ mất cân đối, dẫn đến những bất ổn ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô.
Tuy nhiên, theo phân tích của vụ chức năng trực tiếp triển khai đấu thầu vàng, trong hai năm qua, việc nhập khẩu vàng của các đầu mối đã ngừng hoàn toàn. Việc nhà nước độc quyền và tổ chức tạo cung với mức độ như trên là đã hạn chế được sự gia tăng của vàng hóa trong dân cư.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tính toán, những năm trước Việt Nam nhập khẩu khoảng 50 - 100 tấn vàng. Theo Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng Việt Nam như năm nay có thể lên tới khoảng 70 tấn. Với mức độ đó, nếu mở cửa nhập khẩu như trước đây, ước tính đã có khoảng trên dưới 10 tỷ USD của nền kinh tế chảy ra ngoài. Tuy nhiên, sau hơn hai năm, qua 60 phiên đấu thầu mới chỉ “mất” gần 3 tỷ USD. Hay, nếu theo mức độ như trước đây, hơn hai năm qua mức độ vàng hóa đã có thể dày thêm từ 150 - 200 tấn, nhưng đến thời điểm này chỉ thêm gần 60 tấn.
Ngoài ra, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh rằng, đến đầu tháng 7/2013, 18 tổ chức tín dụng đã xử lý xong hoàn toàn việc tất toán trạng thái; vốn vàng cùng những rủi ro trong huy động - cho vay trước đây đã được bóc tách. Theo đó, tình trạng vàng hóa ngay trong hệ thống ngân hàng cũng đã được xử lý.
Lợi ích nhóm trong đấu thầu?
Trong tài liệu của Ngân hàng Nhà nước, tập hợp ý kiến của cử tri, cũng như trong tham luận của một số chuyên gia, vấn đề lợi ích nhóm và khả năng có tham nhũng trong hoạt động đấu thầu vàng cũng được đề cập đến.
Trong tham luận của mình, TS. Nguyễn Minh Phong đặt ra nhiều câu hỏi mà ông cho là còn để ngỏ. Trong đó có vấn đề lợi ích từ đấu thầu do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước hàng trăm tỷ đồng/phiên thực sự được phân bổ như thế nào, có lợi ích nhóm hay tham nhũng không?
Không trực tiếp trả lời câu hỏi trên, song trong tài liệu trả lời ý kiến cử tri liên quan đến vấn đề này của Ngân hàng Nhà nước công bố, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định rằng: “Quy trình đấu thầu bán vàng miếng đã được thực hiện thông suốt, an toàn, công khai và minh bạch. Giá trúng thầu được xác định trên cơ sở cạnh tranh, luôn bám sát giá thị trường, không bao cấp, không bù lỗ, do vậy, đã ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá và ngăn chặn phát sinh lợi ích nhóm”.
Trước đó, trả lời trước diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Bình cũng cho biết, nguồn thu từ đấu thầu vàng miếng sẽ được hạch toán vào ngân sách nhà nước, phục vụ cho các công tác an sinh xã hội.
Theo một số nguồn chính thống dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, qua làm việc với Ngân hàng Nhà nước, nguồn thu từ đấu thầu vàng tính đến 30/8 là hơn 6.000 tỷ đồng. Sau khi trích quỹ, khoản này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước. Đây là sự bù đắp đáng kể, đặc biệt là góp phần cân đối số giảm thu từ chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong năm 2013 (dự kiến khoảng 17.613 tỷ đồng theo tính toán của Bộ Tài chính đưa ra hồi tháng 7).
Trước đây, dữ liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 2009 - 2011 năm nào cũng có tình trạng giá trong nước cao hơn giá thế giới tại nhiều thời điểm và kéo dài, từ 1 - 3,5 triệu đồng/lượng. Trong lần trao đổi với báo chí trước đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, phần lớn chênh lệch gắn với các đầu mối nhập khẩu và đặc biệt là rơi vào túi nhập lậu. Ngân sách nhà nước không ghi nhận lợi ích nào, thậm chí từ thời điểm 12/11/2010 cũng không thu được đồng thuế nhập khẩu nào khi áp thuế suất 0%.
Ngoài các vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước cũng có phản biện riêng và cụ thể về quan điểm của chuyên gia trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, liên quan đến chính sách quản lý thị trường vàng.
Đấu thầu tiếp tay vàng hóa?
Trong tham luận tham gia diễn đàn, PGS.,TS. Ngô Trí Long đặt vấn đề rằng, khoảng 5 năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế thế giới khiến vàng trở thành công cụ trú ẩn lý tưởng của cả thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đồng nội tệ liên tục mất giá, câu chuyện vàng hóa trở thành một bài toán đau đầu của các nhà lập chính sách.
Dẫn thực tế cụ thể, TS. Ngô Trí Long đưa ra lập luận đáng chú ý: “Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là chống “vàng hóa”, là tách vàng khỏi hệ thống tiền tệ thì việc tổ chức 57 phiên đấu thầu vàng cho đến ngày 30/8/2013 đã bán 58,3 tấn vàng quy chuẩn. Điều này cho thấy càng bán vàng miếng cho thị trường là càng tiếp tay cho “vàng hóa”, là đưa một khối lượng lớn vàng vật chất vào nằm bất động trong khối tài sản của người dân. Như vậy là đi ngược lại mục tiêu chống vàng hóa và chuyển vàng dự trữ trong dân thành VND để phát triển kinh tế không thực hiện được”.
Tuy nhiên, trong tài liệu, cũng như thông tin trả lời kiến nghị cử tri đang được tập hợp, Ngân hàng Nhà nước đưa ra những lập luận để khẳng định, tình trạng vàng hóa đã được hạn chế sau khi triển khai các giải pháp quản lý thời gian qua.
Quan điểm mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là, theo nhiệm vụ mà Chính phủ giao (qua Nghị định 24), Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng. Cơ quan này trở thành đầu mối duy nhất tạo cung cho thị trường, nhu cầu mua, sở hữu vàng của người dân được bảo vệ. Hiện nhu cầu vàng trên thị trường vẫn còn khá lớn và phải đáp ứng.
Để đáp ứng, Ngân hàng Nhà nước phải tạo cung qua đấu thầu. Nếu ngừng tạo cung để khống chế mức độ vàng hóa trong dân cư, cung - cầu trên thị trường sẽ mất cân đối, dẫn đến những bất ổn ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô.
Tuy nhiên, theo phân tích của vụ chức năng trực tiếp triển khai đấu thầu vàng, trong hai năm qua, việc nhập khẩu vàng của các đầu mối đã ngừng hoàn toàn. Việc nhà nước độc quyền và tổ chức tạo cung với mức độ như trên là đã hạn chế được sự gia tăng của vàng hóa trong dân cư.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tính toán, những năm trước Việt Nam nhập khẩu khoảng 50 - 100 tấn vàng. Theo Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng Việt Nam như năm nay có thể lên tới khoảng 70 tấn. Với mức độ đó, nếu mở cửa nhập khẩu như trước đây, ước tính đã có khoảng trên dưới 10 tỷ USD của nền kinh tế chảy ra ngoài. Tuy nhiên, sau hơn hai năm, qua 60 phiên đấu thầu mới chỉ “mất” gần 3 tỷ USD. Hay, nếu theo mức độ như trước đây, hơn hai năm qua mức độ vàng hóa đã có thể dày thêm từ 150 - 200 tấn, nhưng đến thời điểm này chỉ thêm gần 60 tấn.
Ngoài ra, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh rằng, đến đầu tháng 7/2013, 18 tổ chức tín dụng đã xử lý xong hoàn toàn việc tất toán trạng thái; vốn vàng cùng những rủi ro trong huy động - cho vay trước đây đã được bóc tách. Theo đó, tình trạng vàng hóa ngay trong hệ thống ngân hàng cũng đã được xử lý.
Lợi ích nhóm trong đấu thầu?
Trong tài liệu của Ngân hàng Nhà nước, tập hợp ý kiến của cử tri, cũng như trong tham luận của một số chuyên gia, vấn đề lợi ích nhóm và khả năng có tham nhũng trong hoạt động đấu thầu vàng cũng được đề cập đến.
Trong tham luận của mình, TS. Nguyễn Minh Phong đặt ra nhiều câu hỏi mà ông cho là còn để ngỏ. Trong đó có vấn đề lợi ích từ đấu thầu do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước hàng trăm tỷ đồng/phiên thực sự được phân bổ như thế nào, có lợi ích nhóm hay tham nhũng không?
Không trực tiếp trả lời câu hỏi trên, song trong tài liệu trả lời ý kiến cử tri liên quan đến vấn đề này của Ngân hàng Nhà nước công bố, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định rằng: “Quy trình đấu thầu bán vàng miếng đã được thực hiện thông suốt, an toàn, công khai và minh bạch. Giá trúng thầu được xác định trên cơ sở cạnh tranh, luôn bám sát giá thị trường, không bao cấp, không bù lỗ, do vậy, đã ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá và ngăn chặn phát sinh lợi ích nhóm”.
Trước đó, trả lời trước diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Bình cũng cho biết, nguồn thu từ đấu thầu vàng miếng sẽ được hạch toán vào ngân sách nhà nước, phục vụ cho các công tác an sinh xã hội.
Theo một số nguồn chính thống dẫn thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, qua làm việc với Ngân hàng Nhà nước, nguồn thu từ đấu thầu vàng tính đến 30/8 là hơn 6.000 tỷ đồng. Sau khi trích quỹ, khoản này sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước. Đây là sự bù đắp đáng kể, đặc biệt là góp phần cân đối số giảm thu từ chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong năm 2013 (dự kiến khoảng 17.613 tỷ đồng theo tính toán của Bộ Tài chính đưa ra hồi tháng 7).
Trước đây, dữ liệu thống kê cho thấy, giai đoạn 2009 - 2011 năm nào cũng có tình trạng giá trong nước cao hơn giá thế giới tại nhiều thời điểm và kéo dài, từ 1 - 3,5 triệu đồng/lượng. Trong lần trao đổi với báo chí trước đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, phần lớn chênh lệch gắn với các đầu mối nhập khẩu và đặc biệt là rơi vào túi nhập lậu. Ngân sách nhà nước không ghi nhận lợi ích nào, thậm chí từ thời điểm 12/11/2010 cũng không thu được đồng thuế nhập khẩu nào khi áp thuế suất 0%.
Ngoài các vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước cũng có phản biện riêng và cụ thể về quan điểm của chuyên gia trong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, liên quan đến chính sách quản lý thị trường vàng.