Phát triển bền vững thị trường tín dụng nông thôn
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện chiếm khoảng 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động nhưng mới chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của khu vực này cũng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn bộ nền kinh tế hàng năm. Bài viết đánh giá vai trò của thị trường tín dụng nông thôn và đề xuất một số gợi ý để phát triển thị trường khu vực này.
Vai trò của tín dụng nông nghiệp
Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Thị trường tài chính nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: Vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách…
Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp cho thị trường này hầu như chưa có.
Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai; không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp - nông thôn còn ở mức rất cao, khiến còn nhiều tệ nạn như cò vay vốn, tín dụng nặng lãi...
...
Để phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn, trong đó nổi bật là:
Một là, tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn.
Cần xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn.
Đặc biệt, cần khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho kinh doanh lớn thông qua những điều chỉnh thích hợp và mạnh dạn về hạn điền và thời gian, phương thức giao đất.
Theo kết quả khảo sát mới đây về liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (Bộ Khoa học và công nghệ), có tới 53,1% số DN được hỏi không biết và không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, chỉ 12% có hợp đồng với đối tác nước ngoài.
...
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.