Tác động của tài chính vi mô đến sự phát triển nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam
Sáng 21/10/2016 tại tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “ Tác động của tài chính vi mô (TCVM) đến sự phát triển nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam”. Hội thảo được tổ chức dưới sự chủ trì của PGS., TS. Hoàng Trần Hậu – Giám đốc Trường BDCB Bộ Tài chính và Thạc sỹ: Nguyễn Thị Thuý Liễu – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
Tham dự hội thảo là các nhà khoa học, nhà quản lý đại diện các đơn vị: Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính; Học viện Tài chính; Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long; Sở NNPTNT Tỉnh Vĩnh Long; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long; đại diện các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long; đại diện Quỹ CEF;…
Ở Việt Nam, khoảng 65 dân số và 90% người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, do đó, bị ảnh hưởng đáng kể bởi thiên tai và dịch bệnh.
Tại hội thảo ý kiến chuyên gia nhận định Tài chính vi mô giữ vai trò quan trọng với việc cung cấp các khoản tín dụng nhỏ cho phát triển sản xuất của hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo.
Các khoản vay nhỏ được khuyến khích đã có hiệu quả trong việc tạo việc làm hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam đã mở rộng và có năng lực tốt bằng cách dựa vào các phong tục tập quán về hành vi trong cộng đồng nông thôn Việt Nam chứ không phải quy định của các nhóm chơi hội, chơi phường.
Các báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp về quá trình hình thành của các tổ chức tài chính vi mô; cơ chế, chính sách hiện hành về hoạt động của chức tài chính vi mô đối với nông dân ở các tỉnh phía Nam; tâm lý của người nông dân trong quá trình vay vốn; những khó khăn, bất cập của các tổ chức xã hội và các ngân hàng khi triển khai hoạt động chức tài chính vi mô;…
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của chức tài chính vi mô đến sự phát triển nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, các nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo đã có nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội, các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng cường xây dựng các sản phẩm và dịch vụ chức tài chính vi mô nhằm phát huy vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo và tăng khả năng bền vững của các tổ chức chức tài chính vi mô.
Hội thảo giúp các nhà làm chính sách đánh giá đúng thực trạng tác động của tài chính vi mô đến sự phát triển nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam và tìm kiếm các giải pháp tài chính vi mô hỗ trợ bà con nông dân các tỉnh phía Nam vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế.
Tài chính vi mô (microfinance) có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và là công cụ hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mọi quốc gia. Từ mô hình Ngân hàng Grameen của giáo sư Muhammad Yunus ra đời, tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (tín dụng vi mô - microcredit) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm, đến nay tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục. Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy dịch vụ tài chính vi mô này là biện pháp tốt để giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách thành thị- nông thôn, hỗ trợ sinh kế cho các đối tượng dễ bị tổn thương.