Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 -2025

ThS. Phạm Thanh Bình - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Thương mại điện tử không chỉ cần sự đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng phần cứng và phần mềm hỗ trợ bán hàng mà còn cần đội ngũ vận hành phù hợp. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa với khả năng chi trả hạn chế cho nguồn nhân lực cần lựa chọn mô hình thương mại điện tử và cân nhắc đầu tư nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Qua đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử được đặt ra và trở thành nhiệm vụ thời sự và cấp thiết của các cơ sở giáo dục không chỉ khối ngành kinh tế mà cả khối ngành kỹ thuật trong cả nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nguồn nhân lực thương mại điện tử với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay

Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2017, có hơn 210 website có nội dung liên quan đến TMĐT được thành lập với doanh thu TMĐT bán lẻ đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20%.

Từ nền móng đó, TMĐT được xem là ngành nghề sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới bởi đặc thù năng động, sáng tạo gắn liền với giới trẻ.

Không chỉ tại doanh nghiệp (DN) lớn như Lazada, Shopee, Sendo... các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam cũng đã và đang trở thành miền đất hứa thu hút nguồn nhân lực trẻ.

Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia có lĩnh vực TMĐT non trẻ khác, các DN kinh doanh TMĐT Việt Nam đang phải đối mặt với không thách thức, trong đó phải kể đến thực trạng nguồn nhân lực TMĐT còn rất hạn chế.

Khảo sát hàng năm đối với một bộ phận ứng dụng thường xuyên TMĐT (trên 80% DN tham gia khảo sát, gần 1.000 DN) của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho thấy, nhu cầu nhân lực TMĐT được đào tạo là rất cần thiết đối với chính DN được khảo sát.

Trong giai đoạn sắp tới, chắc chắn nhu cầu này sẽ tăng lên nhiều lần, khi Việt Nam trở thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh lớn, do đó việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến.

...

Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2025

Trong những năm gần đây, khi kinh doanh trực tuyến, marketing online dần trở nên phổ biến hơn thì những ngành học mới liên quan đến TMĐT cũng đang trở thành xu hướng, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Hơn nữa, thị trường TMĐT tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh và được dự đoán sẽ tăng tốc một cách nhanh chóng trong vài năm tới. Đó cũng chính là lý do nhiều DN phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển.

Nhu cầu “tài nguyên con người” ở lĩnh vực TMĐT ngày càng cao, kéo theo cơ hội việc làm trong lĩnh vực TMĐT ngày một rộng mở. Trong bối cảnh đó, giai đoạn 2020-2025 cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ trong nhà trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng cần trang bị khối kiến thức kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh.

Trang bị cho người học kỹ năng giao dịch TMĐT; Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin...

Người học cũng cần được trang bị nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa.

Chú trọng một số môn chuyên ngành rất cần thiết để trang bị cho người học như: Kinh doanh thương mại, pháp luật TMĐT, marketing điện tử, kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, quản trị khách hàng trong TMĐT...

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.