Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ bình thường hóa đến đối tác toàn diện
(Tài chính) Kể từ thời điểm Hoa Kỳ chính thức tuyên bố dỡ bỏ cấm vận Việt Nam, tháo gỡ rào cản cuối cùng tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã bước sang một trang mới, tin cậy và cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Bình thường hóa - bước mở đầu cho các quan hệ mới
Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, hai nước đã có những bước tiến đáng kể trên con đường hợp tác cùng có lợi theo tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Bước đi quan trọng đầu tiên sau mười năm bình thường hóa là năm 2005 hai nước đã thỏa thuận xây dựng khuôn khổ quan hệ “đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”.
Trên cơ sở của khuôn khổ hợp tác đó, hai nước đã cùng nhau phát triển các quan hệ nhiều mặt từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, đến quốc phòng, an ninh, khoa học - công nghệ, giáo dục, thậm chí hợp tác để giải quyết cả những vấn đề mà hai nước còn có nhiều bất đồng, cách biệt, như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế.
Đến nay, hai nước đã thiết lập 10 cơ chế đối thoại về chính trị - an ninh - quốc phòng, kinh tế, phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương… Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thành quả lớn nhất là hai quốc gia đã chính thức công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập dân tộc của nhau, từ đó ngày càng phát triển mối quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, đẩy mạnh các cuộc trao đổi, viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, hai bên đã tiến hành 6 chuyến thăm cấp cao.
Về phía Hoa Kỳ là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bin Clin-tơn (năm 2000), Tổng thống Gióc-giơ Bút (năm 2006). Về phía Việt Nam là các chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013). Chuyến thăm gần đây nhất của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là bước tiến mới nhất nhằm nâng cấp mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới: Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trên cơ sở của những thỏa thuận cấp cao, hai bên đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực thông qua các cuộc trao đổi đoàn các cấp bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và cả ngoại giao nhân dân. Tại các diễn đàn quốc tế, hai bên cũng đã có những cuộc gặp gỡ bên lề các hội nghị, phối hợp có hiệu quả trên các diễn đàn, như Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn An ninh châu Á (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+)...
Trong lĩnh vực kinh tế, đến nay Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2005. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm bình thường hóa, từ 200 triệu USD năm 1995 (năm đầu tiên bình thường hóa) và đến nay đạt gần 30 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 29 của Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hằng năm đạt 20%.
Dự báo trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ giảm hơn so với mức 18%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó, nhưng vẫn có thể tăng khoảng 7%/năm, đưa giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vào năm 2015 lên khoảng 43 tỷ USD và đạt tổng giá trị thương mại hai chiều là khoảng 48 tỷ USD.
Tính đến hết năm 2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam trị giá trên 11 tỷ USD với 629 dự án, đứng thứ bảy trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đó là chưa tính số đầu tư khá lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh đăng ký tại các nước và vùng lãnh thổ khác như Xin-ga-po hay Hồng Kông (Trung Quốc).
Hợp tác giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển khá mạnh, mang lại những thành quả rõ rệt. Trong 10 năm qua, có khoảng trên 60.000 lưu học sinh Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ từ phổ thông, cao đẳng, đại học, đến trên đại học. Hiện nay, có khoảng 16.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường của Hoa Kỳ, tăng gấp đôi so với năm 2008, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á và thứ tám trong số tất cả các quốc gia có sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Hợp tác giáo dục chính là hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nó sẽ tạo ra những động lực mới, lớn hơn, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thành lập Ủy ban hỗn hợp hợp tác khoa học - công nghệ. Hai bên đã ký hiệp định hợp tác và nhiều thỏa thuận khác trên một số lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, biến đổi khí hậu, hải dương học và nước biển dâng... Năm 2012, NASA và Viện Hàn lâm khoa học - công nghệ Việt Nam còn ký tuyên bố ý định chung về hợp tác nghiên cứu công nghệ không gian.
Ngoài các lĩnh vực trên, hai bên còn trao đổi đoàn các cấp, có các cơ chế tham vấn, đối thoại và hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, tẩy rửa chất độc đi-ô-xin, duy trì các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, quân y và các hoạt động nhân đạo với mục đích tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác một cách có hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai bên, đồng thời cùng nhau hợp tác để tiếp tục có những đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác vì sự phát triển của khu vực trong tình hình mới.
Tính đến tháng 5-2013, Việt Nam và Mỹ đã thực hiện thành công 109 đợt hoạt động hỗn hợp, hơn 125 đợt trao trả hài cốt, nhờ đó phía Mỹ đã nhận dạng được 693 trên tổng số 1.983 trường hợp bị mất tích. Phía Hoa Kỳ đã giúp thu thập, chia sẻ thông tin với Việt Nam về khoảng 1.000 trường hợp bộ đội Việt Nam bị mất tích, trao trả các kỷ vật, một trong số đó có cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm đã làm xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Hoa Kỳ cũng đã hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam đi-ô-xin, trợ giúp y tế đối với các nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin. Với nguồn lực hạn chế như hiện nay, Việt Nam phải mất 100 năm nữa mới giải quyết xong việc rà phá bom mìn còn chưa nổ tại khắp các tỉnh, thành trên cả đất nước, vì thế Việt Nam hy vọng phía Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn để hợp tác với Việt Nam giải quyết tốt vấn đề nhân đạo này.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng được mở rộng. Nhiều tổ chức phi chính phủ của hai nước đã đẩy mạnh những hoạt động hợp tác trên nhiều mặt, từ nhân đạo đến xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực,… Đối với người dân bình thường, các quan hệ giao lưu, du lịch cũng ngày càng được phát triển. Trong năm 2012, lượng khách Hoa Kỳ đến Việt Nam đạt gần 400.000 lượt người, xếp thứ tư trong số các nước có nhiều du khách vào thăm Việt Nam.
Ngoài những lĩnh vực mang lại lợi ích thực sự rõ ràng nêu trên, Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang đẩy mạnh hợp tác để giải quyết một số vấn đề nhạy cảm, có nhiều khác biệt giữa hai bên như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, nền kinh tế thị trường và vai trò xí nghiệp quốc doanh của Việt Nam, hay chính sách chống bán phá giá của Mỹ... Sự hợp tác này được thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, đối thoại thẳng thắn, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tìm kiếm giải pháp phù hợp với lợi ích, tập quán và luật pháp của mỗi bên, dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một thời kỳ mới với cấp độ hợp tác cao hơn và phạm vi hợp tác rộng hơn: xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện. Cho đến nay, mặc dù những khác biệt liên quan đến những vấn đề nhạy cảm nêu trên chưa được khắc phục hoàn toàn, nhưng trong thực tế những khác biệt và bất đồng giữa hai bên đã và đang thực sự được thu hẹp dần. Đó chính là điều cả hai bên đều mong muốn vì nó đáp ứng những nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, hướng tới phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi.
Đối tác toàn diện - bước tiến mới có nhiều khả năng hiện thực
Cùng với những vấn đề thuộc quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã đẩy mạnh sự hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm, đó là sự hợp tác với các nước thành viên và tổ chức ASEAN, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giải quyết những bất đồng và căng thẳng ở Biển Đông. Trước thực tế tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, trong khi châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất với những liên kết đa tầng nấc, thì việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như sự phát triển của các quốc gia có liên quan.
Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hai nước tích cực tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với 10 quốc gia khác, mở ra một cơ hội lớn cho sự hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ một thị trường rộng lớn với 800 triệu dân và chiếm tới khoảng 40% thương mại cũng như GDP toàn cầu.
Đối với Việt Nam, tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ là một cơ hội mới để Việt Nam hội nhập sâu hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy cải cách ở trong nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường phát triển ngoại thương, mở rộng cửa cho sự tiếp cận thị trường của các loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh như dệt may, giày dép và các loại hàng nông sản, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoa Kỳ là thị trường có một tiềm năng lớn đối với Việt Nam. Đây là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 đạt 15.685 tỷ USD, chiếm 20% tổng GDP toàn thế giới, GDP theo đầu người đạt là 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, dịch vụ chiếm 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam ngày càng trở thành một trong những quốc gia có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực Ðông Nam Á, có sự cam kết cao về thương mại cũng như tăng cường sức mạnh cho khối ASEAN, đồng thời là một trong những đối tác quan trọng trong việc hình thành và thiết lập TPP, góp phần rất có ý nghĩa vào chiến lược mới của Hoa Kỳ nhằm khôi phục và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ là một cường quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 là một bước tiến mới nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ bình thường hóa lên đối tác toàn diện, hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. Từ kinh nghiệm của gần 20 năm bình thường hóa, có thể thấy sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có nhiều thuận lợi, nhiều khả năng để thực hiện thành công quan hệ đối tác toàn diện. Tuy nhiên, không vì thế mà không nhận thấy rằng trong quan hệ giữa hai nước còn đang tồn tại không ít khó khăn, trở ngại như những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và chính sách chống bán phá giá của Mỹ gây tác hại cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như tôm, cá tra, cá ba-sa..., dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho hàng triệu người lao động Việt Nam trong các ngành hàng đó.
Những vấn đề trên đây chắc chắn là những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi hai nước cần có những quyết tâm lớn để vượt qua, tiến tới thực hiện thành công các quan hệ đối tác toàn diện vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, hai nước đã có những bước tiến đáng kể trên con đường hợp tác cùng có lợi theo tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Bước đi quan trọng đầu tiên sau mười năm bình thường hóa là năm 2005 hai nước đã thỏa thuận xây dựng khuôn khổ quan hệ “đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”.
Trên cơ sở của khuôn khổ hợp tác đó, hai nước đã cùng nhau phát triển các quan hệ nhiều mặt từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, đến quốc phòng, an ninh, khoa học - công nghệ, giáo dục, thậm chí hợp tác để giải quyết cả những vấn đề mà hai nước còn có nhiều bất đồng, cách biệt, như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo... mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế.
Đến nay, hai nước đã thiết lập 10 cơ chế đối thoại về chính trị - an ninh - quốc phòng, kinh tế, phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương… Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thành quả lớn nhất là hai quốc gia đã chính thức công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập dân tộc của nhau, từ đó ngày càng phát triển mối quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, đẩy mạnh các cuộc trao đổi, viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, hai bên đã tiến hành 6 chuyến thăm cấp cao.
Về phía Hoa Kỳ là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bin Clin-tơn (năm 2000), Tổng thống Gióc-giơ Bút (năm 2006). Về phía Việt Nam là các chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013). Chuyến thăm gần đây nhất của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là bước tiến mới nhất nhằm nâng cấp mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới: Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trên cơ sở của những thỏa thuận cấp cao, hai bên đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực thông qua các cuộc trao đổi đoàn các cấp bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và cả ngoại giao nhân dân. Tại các diễn đàn quốc tế, hai bên cũng đã có những cuộc gặp gỡ bên lề các hội nghị, phối hợp có hiệu quả trên các diễn đàn, như Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn An ninh châu Á (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+)...
Trong lĩnh vực kinh tế, đến nay Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2005. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm bình thường hóa, từ 200 triệu USD năm 1995 (năm đầu tiên bình thường hóa) và đến nay đạt gần 30 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 29 của Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước hằng năm đạt 20%.
Dự báo trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ giảm hơn so với mức 18%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó, nhưng vẫn có thể tăng khoảng 7%/năm, đưa giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vào năm 2015 lên khoảng 43 tỷ USD và đạt tổng giá trị thương mại hai chiều là khoảng 48 tỷ USD.
Tính đến hết năm 2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam trị giá trên 11 tỷ USD với 629 dự án, đứng thứ bảy trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đó là chưa tính số đầu tư khá lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh đăng ký tại các nước và vùng lãnh thổ khác như Xin-ga-po hay Hồng Kông (Trung Quốc).
Hợp tác giáo dục là một trong những lĩnh vực phát triển khá mạnh, mang lại những thành quả rõ rệt. Trong 10 năm qua, có khoảng trên 60.000 lưu học sinh Việt Nam sang học ở Hoa Kỳ từ phổ thông, cao đẳng, đại học, đến trên đại học. Hiện nay, có khoảng 16.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường của Hoa Kỳ, tăng gấp đôi so với năm 2008, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á và thứ tám trong số tất cả các quốc gia có sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Hợp tác giáo dục chính là hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nó sẽ tạo ra những động lực mới, lớn hơn, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thành lập Ủy ban hỗn hợp hợp tác khoa học - công nghệ. Hai bên đã ký hiệp định hợp tác và nhiều thỏa thuận khác trên một số lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, biến đổi khí hậu, hải dương học và nước biển dâng... Năm 2012, NASA và Viện Hàn lâm khoa học - công nghệ Việt Nam còn ký tuyên bố ý định chung về hợp tác nghiên cứu công nghệ không gian.
Ngoài các lĩnh vực trên, hai bên còn trao đổi đoàn các cấp, có các cơ chế tham vấn, đối thoại và hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, tẩy rửa chất độc đi-ô-xin, duy trì các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, quân y và các hoạt động nhân đạo với mục đích tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác một cách có hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai bên, đồng thời cùng nhau hợp tác để tiếp tục có những đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác vì sự phát triển của khu vực trong tình hình mới.
Tính đến tháng 5-2013, Việt Nam và Mỹ đã thực hiện thành công 109 đợt hoạt động hỗn hợp, hơn 125 đợt trao trả hài cốt, nhờ đó phía Mỹ đã nhận dạng được 693 trên tổng số 1.983 trường hợp bị mất tích. Phía Hoa Kỳ đã giúp thu thập, chia sẻ thông tin với Việt Nam về khoảng 1.000 trường hợp bộ đội Việt Nam bị mất tích, trao trả các kỷ vật, một trong số đó có cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm đã làm xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Hoa Kỳ cũng đã hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam đi-ô-xin, trợ giúp y tế đối với các nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin. Với nguồn lực hạn chế như hiện nay, Việt Nam phải mất 100 năm nữa mới giải quyết xong việc rà phá bom mìn còn chưa nổ tại khắp các tỉnh, thành trên cả đất nước, vì thế Việt Nam hy vọng phía Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn để hợp tác với Việt Nam giải quyết tốt vấn đề nhân đạo này.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng được mở rộng. Nhiều tổ chức phi chính phủ của hai nước đã đẩy mạnh những hoạt động hợp tác trên nhiều mặt, từ nhân đạo đến xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực,… Đối với người dân bình thường, các quan hệ giao lưu, du lịch cũng ngày càng được phát triển. Trong năm 2012, lượng khách Hoa Kỳ đến Việt Nam đạt gần 400.000 lượt người, xếp thứ tư trong số các nước có nhiều du khách vào thăm Việt Nam.
Ngoài những lĩnh vực mang lại lợi ích thực sự rõ ràng nêu trên, Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang đẩy mạnh hợp tác để giải quyết một số vấn đề nhạy cảm, có nhiều khác biệt giữa hai bên như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, nền kinh tế thị trường và vai trò xí nghiệp quốc doanh của Việt Nam, hay chính sách chống bán phá giá của Mỹ... Sự hợp tác này được thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, đối thoại thẳng thắn, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tìm kiếm giải pháp phù hợp với lợi ích, tập quán và luật pháp của mỗi bên, dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một thời kỳ mới với cấp độ hợp tác cao hơn và phạm vi hợp tác rộng hơn: xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện. Cho đến nay, mặc dù những khác biệt liên quan đến những vấn đề nhạy cảm nêu trên chưa được khắc phục hoàn toàn, nhưng trong thực tế những khác biệt và bất đồng giữa hai bên đã và đang thực sự được thu hẹp dần. Đó chính là điều cả hai bên đều mong muốn vì nó đáp ứng những nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, hướng tới phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi.
Đối tác toàn diện - bước tiến mới có nhiều khả năng hiện thực
Cùng với những vấn đề thuộc quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã đẩy mạnh sự hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm, đó là sự hợp tác với các nước thành viên và tổ chức ASEAN, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giải quyết những bất đồng và căng thẳng ở Biển Đông. Trước thực tế tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, trong khi châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất với những liên kết đa tầng nấc, thì việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như sự phát triển của các quốc gia có liên quan.
Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hai nước tích cực tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với 10 quốc gia khác, mở ra một cơ hội lớn cho sự hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ một thị trường rộng lớn với 800 triệu dân và chiếm tới khoảng 40% thương mại cũng như GDP toàn cầu.
Đối với Việt Nam, tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ là một cơ hội mới để Việt Nam hội nhập sâu hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy cải cách ở trong nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường phát triển ngoại thương, mở rộng cửa cho sự tiếp cận thị trường của các loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh như dệt may, giày dép và các loại hàng nông sản, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoa Kỳ là thị trường có một tiềm năng lớn đối với Việt Nam. Đây là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 đạt 15.685 tỷ USD, chiếm 20% tổng GDP toàn thế giới, GDP theo đầu người đạt là 49.965 USD. Trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, dịch vụ chiếm 79,7%, công nghiệp 19,1%, nông nghiệp 1,2%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới.
Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam ngày càng trở thành một trong những quốc gia có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực Ðông Nam Á, có sự cam kết cao về thương mại cũng như tăng cường sức mạnh cho khối ASEAN, đồng thời là một trong những đối tác quan trọng trong việc hình thành và thiết lập TPP, góp phần rất có ý nghĩa vào chiến lược mới của Hoa Kỳ nhằm khôi phục và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ là một cường quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 là một bước tiến mới nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ bình thường hóa lên đối tác toàn diện, hứa hẹn tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. Từ kinh nghiệm của gần 20 năm bình thường hóa, có thể thấy sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có nhiều thuận lợi, nhiều khả năng để thực hiện thành công quan hệ đối tác toàn diện. Tuy nhiên, không vì thế mà không nhận thấy rằng trong quan hệ giữa hai nước còn đang tồn tại không ít khó khăn, trở ngại như những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và chính sách chống bán phá giá của Mỹ gây tác hại cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như tôm, cá tra, cá ba-sa..., dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho hàng triệu người lao động Việt Nam trong các ngành hàng đó.
Những vấn đề trên đây chắc chắn là những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi hai nước cần có những quyết tâm lớn để vượt qua, tiến tới thực hiện thành công các quan hệ đối tác toàn diện vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và trên thế giới.