Quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu: Xu hướng tất yếu chống gian lận thuế
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu (XNK), phù hợp với tình hình mới, Tổng cục Hải quan đã ban hành Danh mục QLRRNK mới, có hiệu lực từ ngày 18/10/2012. Theo Tổng cục hải quan, việc ban hành và thực hiện Danh mục quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu (QLRRNK), là xu thế tất yếu trong hoạt động kiểm soát hải quan, có tác dụng tích cực trong phòng ngừa, ngăn chặn gian lận thương mại qua khai giá tính thuế.
Chống thất thu ngân sách hữu hiệu
Tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC (15/12/2010) của Bộ Tài chính đã giao thẩm quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng Danh mục QLRRNK về giá cấp Tổng cục và mức giá kèm theo làm cơ sở để kiểm tra trị giá khai báo của DN. Theo đó, ngành Hải quan tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu giá đối với các mặt hàng có nguy cơ gian lận cao và sử dụng cơ sở dữ liệu như một công cụ đánh giá rủi ro.
Theo Cục thuế XNK, Tổng cục Hải quan, phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) được thực hiện theo cam kết gia nhập WTO và Hiệp định Trị giá GATT (trị giá tính thuế), Hải quan Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật QLRR trong công tác quản lý giá tính thuế. Phương pháp này, một mặt tạo thuận lợi cho
20 mặt hàng trong Danh mục QLRRNK bao gồm: rượu, bia, vải các loại, kính xây dựng, sắt thép, bếp ga, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, động cơ hoàn chỉnh (trừ máy bay), tổ máy phát điện động cơ đôt trong, điện thoại di động, thịt gia xúc, gia cầm đông lạnh, cá tươi, cá đông lạnh, quả tươi ăn được, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện gia dụng, ô tô các loại, xe hai bánh gắn máy, xe đạp điện.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính và căn cứ theo khuôn khổ pháp lý quốc tế nêu trên, ngành Hải quan đã ban hành Danh mục QLRRNK (ngày 23/5/2011) gồm 20 nhóm mặt hàng là cơ sở dữ liệu giá để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của DN, xác định dấu hiệu nghi vấn và thực hiện tham vấn theo quy định.(Danh mục QLRRNK là căn cứ tính thuế không phải là căn cứ duy nhất để xác định trị giá tính thuế).
Theo Cục Thuế XNK, sau hơn 1 năm thực hiện, Danh mục QLRRNK đã là một trong những công cụ quan trọng giúp cơ quan hải quan nâng cao hiệu quả quản lý giá tính thuế; đánh giá độ rủi ro của trị giá khai báo, từ đó tổ chức tham vấn với các DN khai báo trị giá có độ tin cậy thấp; ngăn chặn tình trạng khai báo tùy tiện giá hàng nhập khẩu không phù hợp với giá thực tế phải thanh toán; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong hoạt động XNK. Trong năm 2011, việc kiểm soát, quản lý hàng hóa nhập khẩu thông quan Danh mục QLRRNK đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế nhập siêu; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của DN khi tham gia khai báo giá tính thuế hàng hóa…
Liên tục cập nhật-sát với thực tế
Danh mục QLRRNK và danh mục mức giá kèm theo được xây dựng trên cơ sở dự trên thông tin do DN khai báo, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng cung cấp, thông tin được cơ quan hải quan xác định và xác minh qua việc hợp tác với các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, hải quan thế giới, qua Intenet, giá giao dịch trên thị trường…, nhằm đưa ra căn cứ giá tính thuế sát với thực tế-một công cụ quản lý giá tính thuế trước thông quan hàng hóa.
Tổng cục Hải quan cũng khuyến nghị: các mức giá tại Danh mục QLRRNK được sử dụng để kiểm tra trị giá khai báo, phân loại xác định mức độ tin cậy của thông tin giá khai báo của DN; không phải là “Bảng giá tối thiểu” để áp đặt trị giá tính thuế; hạn chế việc DN khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp so với thực tế để gian lận thuế. Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục QLRRNK và mức giá kèm theo là công việc thường xuyên của cơ quan hải quan, đảm bảo yêu cầu ngày càng phù hợp với thực tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN…
Tổng cục Hải quan xây dựng Danh mục QLRRNK theo hướng giữ nguyên 20 nhóm hàng hiện hành; sửa mức giá của 20 nhóm mặt hàng không còn phù hợp với thực tiễn, do sự thay đổi liên tục, nhanh chóng của công nghệ sản xuất, sự phong phú về mẫu mã, chủng loại, tính năng sản phẩm trên thị trường thế giới; bổ sung những mặt hàng có model (mẫu), chủng loại mới) thay thế những mặt hàng có model, chủng loại lạc hậu, không còn nhập khẩu.
Cụ thể, bổ sung những model mới của mặt hàng điện tử như điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh…; điều chỉnh mức giá một số mặt hàng để phù hợp với sự biến động của giá nhập khẩu, như: nhóm kính xây dựng, nhóm quả tươi ăn được, gạch ốp lát…, mặt hàng ô tô các loại, trong đó có ô tô chở người dưới 16 chỗ...