Quy định về chế độ điều dưỡng với người có công
Đối tượng là thương binh đồng thời là người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng (trong đó có chế độ điều dưỡng).
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 đồng thời là người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; người đủ điều kiện công nhận và hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đồng thời là bệnh binh; người được công nhận và hưởng chế độ người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đồng thời là người có công với cách mạng.
Do đó, bố vợ của ông là thương binh đồng thời là người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng (trong đó có chế độ điều dưỡng).
Theo quy định tại các văn bản pháp luật về lĩnh vực người có công thì việc xem xét xác nhận, thực hiện chế độ và quản lý hồ sơ của người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương là cơ quan xem xét, xác nhận và thực hiện chế độ để được xem xét và trả lời về lý do không được giải quyết tiếp về chế độ điều dưỡng đối với bố vợ của ông.