Quy mô kinh tế toàn cầu có thể vượt 100 nghìn tỷ USD trong năm 2022
Dự báo này cũng đúng với những tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), IMF dự báo GDP toàn cầu tính theo giá trị đồng USD và theo thời giá hiện tại sẽ vượt mức 100.000 tỷ USD trong năm 2022.
Quy mô kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ vượt mức 100 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong năm 2022, sớm hơn 2 năm so với tính toán trước đây, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) trụ sở tại London.
Theo Bloomberg, GDP toàn cầu sẽ được hỗ trợ bởi quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19 dù rằng việc lạm phát dai dẳng sẽ gây khó cho các nhà hoạch định chính sách bởi họ sẽ phải làm mọi cách để cứu kinh tế khỏi suy thoái.
Phó chủ tịch của CEBR, ông Douglas McWilliams, nhận xét: “Vấn đề quan trọng của những năm 2020 chính là việc kinh tế thế giới sẽ đương đầu với lạm phát như thế nào. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ vẫn cần đến sự điều chỉnh nhằm đưa nhiều vấn đề vào tuần kiểm soát. Nếu không giải quyết được vấn đề này, kinh tế thế giới sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng sẽ có suy thoái trong năm 2023 và năm 2024”.
Dự báo này cũng đúng với những tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), IMF dự báo GDP toàn cầu tính theo giá trị đồng USD và theo thời giá hiện tại sẽ vượt mức 100.000 tỷ USD trong năm 2022.
CEBR đồng thời đưa ra một số dự báo sau:
Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về quy mô kinh tế vào năm 2030, muộn hơn 2 năm so với dự báo được đưa ra cách đây 1 năm.
Ấn Độ sẽ giành lại vị trí thứ 6 từ Pháp trong năm tới và trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2031, muộn hơn 1 năm so với tính toán trước đó.
Kinh tế Anh sẽ có quy mô lớn hơn 16% so với Pháp vào năm 2036 dù rằng Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Kinh tế Đức sẽ vượt quy mô kinh tế Nhật vào năm 2033.
Biến đổi khí hậu sẽ giúp làm giảm tiêu dùng cá nhân 2 nghìn tỷ USD/năm cho đến năm 2036 bởi nhiều doanh nghiệp đẩy phí chi phí giảm các bon về phía người tiêu dùng.
Nhóm thị trường các nước mới nổi đương đầu với nhiều thách thức trong việc điều hành quá trình phục hồi kinh tế, tuy nhiên, châu Á nhìn chung sẽ vẫn tăng trưởng tốt hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới, theo Moody’s Investor Service.
Theo CNBC, giám đốc điều hành bộ phận dịch vụ tín dụng và nghiên cứu tại Moody – bà Atsi Sheth nhận xét: “Đại dịch gây ra tác động lên nhóm các nước mới nổi châu Á nhiều hơn so với các nước phát triển. Suy thoái tại các nước mới nổi tệ hơn so với nhóm nền kinh tế có trình độ phát triển cao”.
Khi mà tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 hiện vẫn đang ở mức thấp và biến chủng Omicron đang bắt đầu lây lan ra toàn cầu, nhu cầu cho đến nay chưa trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19. Chính sách tiền tệ toàn cầu đồng thời cũng đang gây tổn hại đến nhu cầu, bà Sheth nói.
Vào tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng và đồng thời sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu. Đồng thời Fed cũng dự báo về việc sẽ có 3 lần nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong năm sau nhằm kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, vào ngày thứ Năm tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất lần đầu tiên tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, nâng lãi suất cơ bản lên mức 0,25% từ mức thấp kỷ lục 0,1%.
“Cho đến nay, việc điều hướng quá trình phục hồi kinh tế nhiều khả năng sẽ khó khăn với nhóm các thị trường mới nổi, tuy nhiên, sẽ vẫn còn nhiều biến chủng. Ví dụ, tại châu Á, bạn thực tế đang thấy rằng khu vực này vẫn đang tốt hơn so với nhiều khu vực khác”, bà nhấn mạnh.
Khi mà yếu tố cầu vẫn mạnh tại châu Á và các yếu tố liên quan đến hạn chế nguồn cung đang giảm bớt, ngoài ra còn nhiều vấn đề tiềm ẩn rủi ro, bà Sheth nhận định.