Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
Nghiên cứu này xem xét tác động của ràng buộc tài chính tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp càng gặp phải vấn đề ràng buộc tài chính thì năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lan tỏa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hoạt động xuất khẩu và mức độ chuyên môn hóa cao cũng có ảnh hưởng tích cực tới năng suất năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp trong khi mức độ trang bị vốn trên lao động lại có ảnh hưởng tiêu cực.
Giới thiệu
Quản trị vốn là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp (DN). Trong đó, mức độ hạn chế hay ràng buộc tài chính mà các DN phải đối mặt khi tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài có thể được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính tiền tệ của doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu đã tiến hành đo lường ràng buộc tài chính (Kaplan và Zingales, 1997, Hadlock và Pierce, 2010; Whited và Wu, 2006, Lamont và cộng sự 2010, Pal và Ferrando, 2010). Tùy thuộc vào bối cảnh, đặc điểm số liệu và đối tượng nghiên cứu sẽ lựa chọn các chỉ số phù hợp để đo lường.
Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của ràng buộc tài chính đến sự năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vẫn còn hạn chế. Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu của Hùng và cộng sự (2020) đánh giá mối quan hệ giữa ràng buộc tài chính và năng suất TFP. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng một chỉ số đo lường ràng buộc tài chính của Pal và Ferrando (2010) và chưa dựa trên mối tương quan tác động của nhiều nhân tố quan trọng khác tới TFP. Do đó, nghiên cứu này tính toán các chỉ số ràng buộc tài chính theo một số phương pháp đo lường khác nhau, từ đó đánh giá tác động của ràng buộc tài chính và các nhân tố tới năng suất TFP của các DN ngành Công nghiệp chế, biến chế tạo Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đo lường năng suất nhân tố tổng hợp TFP
Mô hình hàm sản xuất
Giả thiết rằng hàm sản xuất có Cobb-Douglas như sau:
(1)
Yit là đầu ra hiện vật của DN i trong thời kỳ t. Kit, Lit và Mit tương ứng là các đầu vào về vốn, lao động và đầu vào trung gian và Ait là mức hiệu quả trung tính Hick của DN i trong thời kỳ t. Giả thiết các nhà kinh tế lượng quan sát được Yit, Kit, Lit Mit. và Ait không quan sát được. Lấy loga tự nhiên của (1) dẫn đến:
yit = β0 + βkkit + βllit + βmmit + uit, trong đó ln (Ait) = β0 + uit (2)
β0 đo mức hiệu quả trung bình giữa các DN và qua thời gian; uit là độ lệch riêng theo thời gian - và nhà sản xuất so với trung bình đó, mà sau đó có thể được phân rã thêm thành thành phần có thể quan sát được (ít nhất là có thể dự đoán) và thành phần không thể quan sát được. Điều này dẫn đến phương trình sau đây:
yit = β0 + βkkit + βllit + βmmit + vit + εit (3)
Đặt ωit = β0 + vit biểu thị năng suất cấp độ DN và εit là thành phần có phân phối độc lập, đồng nhất, biểu thị các độ lệch không dự báo so với trung bình do sai số đo, những trễ không dự báo hoặc các hoàn cảnh bên ngoài khác. Điển hình, các nhà nghiên cứu thực nghiệm ước lượng:
yit = βkkit + βllit + βmmit + ωit + εit (4)
và giải ra đối với ωit. Năng suất ước lượng khi đó có thể được tính toán như sau:
(5)
và năng suất TFP có thể thu được như là hàm mũ của , nghĩa là .
Lựa chọn phương pháp đo lường TFP
Mặc dù nền tảng của các phân tích năng suất nhân tố tổng hợp từ hàm sản xuất hình thành từ nghiên cứu của Solow (1957) nhưng những năm gần đây các nghiên cứu về đo lường TFP vẫn đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế. Trong đó, cách tiếp cận đề xuất bởi Wooldridge (2009) có một số ưu điểm so với ước lượng bán tham số chuẩn. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận của Wooldridge (2009) để đo lường TFP.
Phương pháp đo lường ràng buộc tài chính
Nghiên cứu lựa chọn sử dụng 3 chỉ số khác nhau để đo lường ràng buộc tài chính bao gồm chỉ số WWD, chỉ số SAD và chỉ số IBD nhằm đánh giá tác động của ràng buộc tài chính và xem liệu có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến TFP không.
Chỉ số WWD của Whited & Wu (2006).
WWit= −0.091 × CFAit − 0.062 × DIVit +0.021× TLTDit −0.044×Fsizeit+0.102×IRGkt −0.035×RGit
Trong đó, CFA là dòng tiền/tổng tài sản. DIV là biến giả nhận giá trị 1 nếu DN i trong năm t có lợi nhuận và bằng 0 nếu ngược lại. TLTD là gánh nặng nợ được đo bằng tổng nợ trên tổng tài sản, Fsize là logarit của tổng tài sản, IRG và RG lần lượt là là tăng trưởng doanh thu của ngành k và của doanh nghiệp.
Chỉ số SAD của Hadlock & Pierce (2010).
SAit =− 0.737×Fsizeit+0.043×Fsize2 it−0.040×Ageit
Trong đó, Fsize là logarit của tổng tài sản và Age là tuổi doanh nghiệp.
Chỉ số IBD của Fernandes và cộng sự (2019).
Chỉ số IB được tính bằng lãi vay trên dòng tiền.
Một DN ràng buộc tài chính nếu chỉ số SAit/WWit/IBit ở mức cao. Biến giả SADit/WWDit//IBDit biểu thị ràng buộc tài chính nhận giá trị 1 nếu DN i trong năm t thuộc phân vị >= 1/3 của phân phối và bằng 0 nếu ngược lại.
Mô hình đánh giá tác động của ràng buộc tài chính tới TFP
lnTFP_GMM= β0+β1×FCit+ β2×lnKLit+ β3×lnLCit+ β4×Vngit+ β5×FSit+ β6×EXit+ β7×IEit+ + ci+uit
Trong đó: lnTFP_GMM là logarit của TFP được ước lượng theo phương pháp GMM của Wooldridge (2009).
FCit là biến biểu thị ràng buộc tài chính với 3 biến đại diện là WWD, SAD và IBD.
lnKLit là logarit của KL (KL - mức trang bị vốn được tính bằng vốn trên lao động); lnLCit là logarit của LC (LC được tính bằng thu nhập trên lao động); Vng là tỷ lệ vốn bên ngoài được tính bằng nợ phải trả/tổng tài sản.
FSit phản ánh sự hiện diện của DN FDI, được tính bằng tài sản của DN FDI i trên tổng tài sản của các DN trong ngành; EXit là biến giả, nhận giá trị 1 nếu DN xuất khẩu và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
IEit là chỉ số chuyên môn hóa hoặc thương số vị trí được định nghĩa như trong Boisier (1980):
Trong đó, là giá trị gia tăng của hoạt động i trong tỉnh j; Chỉ số này càng lớn thể hiện mức chuyên môn hóa càng cao trong tỉnh.
Kết quả nghiên cứu
Bảng 1: Kết quả ước lượng tác động các nhân tố tới TFP |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
|
lnTFP_GMM |
WWD |
SAD |
IBD |
FC |
-0,177*** |
-0,0512* |
-0,0789*** |
(0,0189) |
(0,0265) |
(0,0118) |
|
lnKL |
-0,0694*** |
-0,0625** |
-0,0635*** |
(0,0243) |
(0,0255) |
(0,0245) |
|
lnLC |
0,677*** |
0,676*** |
0,675*** |
(0,0237) |
(0,0239) |
(0,0237) |
|
Vng |
-0,0791 |
-0,0812 |
-0,0822* |
(0,0493) |
(0,0504) |
(0,0495) |
|
FS |
1,240** |
1,260** |
1,224** |
(0,558) |
(0,565) |
(0,564) |
|
EX |
0,0585** |
0,0643*** |
0,0636*** |
(0,0237) |
(0,0238) |
(0,0239) |
|
IE |
0,00751** |
0,00788** |
0,00810** |
(0,00379) |
(0,00387) |
(0,00383) |
|
Hệ số chặn |
0,366*** |
0,232* |
0,173 |
(0,133) |
(0,127) |
(0,130) |
|
R2 |
0,236 |
0,229 |
0,232 |
Số lượng DN |
4578 |
4578 |
4578 |
*** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1 |
Nguồn: Tác giả ước lượng từ số liệu của GSO
Nguồn số liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu mảng từ kết quả điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê với các DN ngành chế biến, chế tạo Việt Nam với 4578 DN mỗi năm từ 2012 đến 2021 (45.780 quan sát). Các biến giá trị đã được điều chỉnh giảm phát năm 2010. Số liệu thống kê cho thấy vốn trung bình của các DN là 80.945 triệu đồng và số lao động trung bình đạt 86 lao động. Tỷ lệ vay nợ trên tổng tài sản của các DN lên tới khoảng 46%.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ảnh hưởng cố định (FE) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) để ước lượng. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy, mô hình FE tỏ ra phù hợp hơn. Kết quả kiểm định khuyết tật cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, không tự tương quan và có phương sai sai số thay đổi nên nghiên cứu đã thực hiện khắc phục bằng thủ tục Cluster.
Kết quả nghiên cứu ở cả ba mô hình (1), (2), (3) có sự thống nhất cao. Hầu hết các biến số đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến Vng trong mô hình (1) và (2). Các biến đại diện cho ràng buộc tài chính đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy khi ràng buộc tài chính càng lớn thì ảnh hưởng càng tiêu cực tới năng suất TFP của doanh nghiệp.
Khi chỉ số ràng buộc tài chính WWD (mô hình 1) tăng 1% làm cho năng suất TFP giảm 0,177%. Trong khi con số này ở mô hình (2) và (3) tăng 1% làm TFP giảm tương ứng 0,0512% và 0,0789%. Kết quả hồi quy theo ba phương pháp đo lường ràng buộc tài chính khác nhau cho thấy không có sự khác nhau về chiều tác động nhưng khác nhau về độ lớn, điều này cho thấy sự không tương quan nhất định về mặt giá trị của phương pháp WW so với hai phương pháp SA và IB. Biến lnKL đều mang dấu âm, điều này cho thấy mức trang bị vốn trên lao động có ảnh hưởng tiêu cực tới TFP. Cơ cấu vốn của DN bất hợp lý có thể là nguyên nhân dẫn tới việc càng tăng vốn trên lao động thì TFP càng giảm. Tăng thu nhập cho người lao động (lnLC) là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới năng suất TFP. Sự hiện diện của DN FDI đã buộc DN phải cải tiến, đổi mới hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh của DN từ đó tác động tích cực tới năng suất TFP.
Hoạt động xuất khẩu (EX) của các DN cũng giúp tăng nguồn thu cho DN từ đó tăng năng suất TFP của DN. Theo số liệu thống kê, khoảng 36% DN trong mẫu nghiên cứu có hoạt động xuất khẩu, tạo động lực khá lớn cho các DN trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo. Chỉ số IE phản ánh chuyên môn hóa cấp tỉnh cho thấy DN đặt tại địa phương có chuyên môn hóa sản xuất cao (IE) sẽ có tác động tích cực (tăng) tới năng suất TFP.
Kết luận và hàm ý chính sách
Kết quả nghiên cứu đánh giá tác động ràng buộc tài chính tới năng suất TFP cho thấy, các phương pháp đo lường ràng buộc khác nhau đều khẳng định khi DN đối mặt với những khó khăn trong tiếp cận vốn bên ngoài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất DN. DN cần đặc biệt quan tâm đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, cân đối các nguồn lực tài chính để duy trì mức ràng buộc tài chính ở mức thấp. Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các DN vay vốn với chi phí thấp đặc biệt với các DN vừa và nhỏ. DN cần tăng cường mối liên kết với DN FDI để tận dụng kênh lan tỏa FDI sẽ giúp đáng kê cho DN trong tăng năng suất TFP.
Tài liệu tham khảo
- Fernandes FDS, Kontonikas A, Tsoukas S (2019) On the real effect of financial pressure: evidence from firm-levelemploymentduringtheeuro-areacrisis. Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 81(3):617–646;
- Hadlock, C. J., & Pierce, J. R. (2010). New evidence on measuring financial constraints: Moving beyond the KZ index. The review of financial studies, 23(5), 1909-1940. (2010). New evidence on measuring financial constraints: Moving beyond the KZ index. The review of financial studies, 1909-1940;
- Whited TM, Wu G (2006) Financial constraints risk. The Review of Financial Studies 19(2):531–559.