Ngành Dự trữ Nhà nước:
Sẵn sàng, chủ động ứng phó với cơn bão số 2
“Chủ động đối phó với cơn bão số 2 (tên quốc tế: Talas) và các tình huống bất thường có thể xảy ra, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã chỉ đạo các Cục DTNN khu vực từ Bình Trị Thiên trở ra khẩn trương tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp”.
Đó là một trong những thông tin đáng chú ý trong công điện do ông Lê Văn Thời, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục DTNN vừa gửi các cục DTNN khu vực. Công điện nêu rõ:
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hiện nay bão số 7 (có tên quốc tế SARIKA) đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông di chuyển nhanh về phía đất liền Việt Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 16 và còn tiếp tục mạnh thêm. Bão có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta trong 2 ngày tới.
Ngoài ra, cơn bão mạnh có tên quốc tế HAIMA đang hoạt động trên khu vực Tây Thái Bình Dương tiếp tục mạnh lên và có thể đạt mức siêu bão, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Biển Đông. Đây là tổ hợp nhiều thiên tai (áp thấp nhiệt đới, lũ, bão) liên tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Để chủ động đối phó với cơn bão số 2 (tên quốc tế: Talas) và các tình huống bất thường có thể xảy ra, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các Cục DTNN khu vực từ Bình Trị Thiên trở ra khẩn trương tổ chức trực ban phòng chống lụt bão của đơn vị 24/24 giờ để theo dõi diễn biến của mưa, lũ kịp thời tổ chức triển khai công tác phòng chống lụt, bão và hoàn lưu của bão gây ra.
Kiểm tra kho, hàng dự trữ quốc gia; triển khai các biện pháp phòng chống để bảo đảm an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ quốc gia trong thời điểm trước, trong và sau mưa bão; đồng thời, có phương án phối hợp với chính quyền địa phương sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi lũ, lụt xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Đối với các Cục DTNN khu vực: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên phụ trách địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị chỉ đạo, huy động 100% lực lượng cán bộ, công chức ứng trực để có phương án chủ động, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nơi có kho, trụ sở cơ quan dự trữ chiếm đóng để sẵn sàng khắc phục, xử lý, giải quyết, ứng cứu ngay các tình huống bão, lũ hoặc hoàn lưu của bão tiếp tục gây mưa, lũ dâng cao trên địa bàn.
Đối với các Cục DTNN khu vực còn lại, chỉ đạo cán bộ, công chức có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với cơn bão và ảnh hưởng hoàn lưu của bão có thể gây mưa to, gió lớn và sạt lở đất trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng xuất hàng dự trữ quốc gia khi có quyết định của cấp có thẩm quyền. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo Tổng cục DTNN để theo dõi, chỉ đạo.