Phân khúc bất động sản cao cấp tại TP Hồ Chí Minh:
Sẽ “làm nóng” thị trường
(Tài chính) Năm 2015, theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh, thị trường BĐS tiếp tục đà hồi phục, trong đó, phân khúc căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, tổng giá trị căn hộ trên dưới 1 tỷ đồng đóng vai trò chủ đạo.
Năm 2015, theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh, thị trường BĐS tiếp tục đà hồi phục, trong đó, phân khúc căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, tổng giá trị căn hộ trên dưới 1 tỷ đồng đóng vai trò chủ đạo.
Bên cạnh đó, phân khúc BĐS cao cấp cũng ấm dần lên, đặc biệt là dự án của những DN có uy tín, có vị trí tốt, nhiều tiện ích, giá bán hợp lý, phương thức thanh toán linh hoạt.
Hồi phục theo đà đi lên của thị trường
Một trong số những điểm sáng điển hình minh chứng cho sự hồi phục của phân khúc BĐS cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến Tập đoàn Vingroup với dự án Vinhomes Central Park. Chính thức mở bán vào cuối năm 2014, dự án đã làm nóng thị trường với thanh khoản cực tốt. Có những thời điểm, người mua dự án đã phải đăng ký số thứ tự, xếp hàng đợi đến lượt tham quan nhà mẫu.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư Thảo Điền (Thảo Điền Investment) cũng đã chính thức mở bán đợt mới dự án khu căn hộ đẳng cấp 5 sao Masteri Thảo Điền với tỷ lệ thành công ngoài mong đợi. Theo thông tin từ chủ đầu tư, các căn hộ cao cấp được ra mắt trong dịp này đều hướng nhìn ra sông Sài Gòn, thuộc tòa tháp T4, cao 43 tầng với tổng số 750 căn hộ. Đó là chưa kể việc một loạt nhà đầu tư (NĐT) danh tiếng khác như Novaland, Đại Quang Minh… cũng đang rục rịch chuẩn bị để tung ra thị trường hàng chục ngàn căn hộ cao cấp trong nửa đầu năm 2015 này.
Hiện có nhiều ý kiến quan ngại về khả năng khủng hoảng thừa tại phân khúc cao cấp do thời gian gần đây có nhiều dự án BĐS cao cấp rất lớn được khởi công, chào bán trên thị trường. Nhưng theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, với tầm nhìn xa và có chiến lược kinh doanh, các NĐT không bao giờ dám phiêu lưu để đưa ra thị trường lượng căn hộ khổng lồ mà mình không thể điều tiết được.
"Chắc chắn, các NĐT sẽ nghiên cứu kỹ nhu cầu và có tiến độ cung ứng phù hợp để không bị "bội thực" khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nhiều DN đã lựa chọn đầu tư ở phân khúc cao cấp với nhận thức là nhu cầu luôn luôn có. Sở dĩ trước đây BĐS cao cấp tồn kho là do diện tích quá lớn, không ở vị trí tốt, chất lượng và tiện ích chưa được như mong muốn của người mua nhà, bên cạnh đó là lãi suất ngân hàng cao nên sản phẩm khó tiêu thụ" - ông Châu nhận định.
Kén chọn doanh nghiệp
Theo ông Châu, hiện nay, các DN phát triển BĐS đã đưa ra các sản phẩm cao cấp phù hợp hơn, vị trí, chất lượng, tiện ích tốt, với giá rất mềm, đồng thời kết nối với ngân hàng và hỗ trợ các thủ tục thanh toán cho người mua nhà.
Cùng với đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã "mở cửa" cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà, góp phần tăng thêm nguồn cầu cho thị trường BĐS cao cấp. Ở phân khúc này cũng đang có sự tham gia của các NĐT kinh doanh thứ cấp lớn, mua đi bán lại hoặc mua để cho thuê… sẽ là những động lực rất lớn cho sự hồi phục của thị trường BĐS nói chung và phân khúc cao cấp nói riêng.
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh năm 2015 sẽ tiếp tục đà hồi phục mạnh hơn trên tất cả phân khúc, mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn không nhỏ. Dự báo, nguồn cung căn hộ nói chung tại thị trường TP. Hồ Chí Minh là rất lớn. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt đối với các DN, đặc biệt là cạnh tranh về giá và chất lượng dự án.
Phân khúc cao cấp đang có sự hồi phục đáng kể nhưng còn chậm, niềm tin của khách hàng cơ bản đã trở lại nhưng chưa hoàn toàn. Vì vậy, cho dù "nước nổi, thuyền nổi", phân khúc BĐS cao cấp sẽ hồi phục cùng đà tăng trưởng chung của thị trường, tuy nhiên, không phải bất cứ DN nào cũng thành công với phân khúc này. Đặc biệt, với những DN năng lực yếu, thiếu uy tín, tệ hơn là có tư tưởng chộp giật nếu "lao" vào phân khúc cao cấp thì coi như "chết chắc".
"Hiệp hội nhận định, giá BĐS hiện nay đang ở "vùng đáy" của thị trường. Người mua nhà vẫn đang có tâm lý chờ giá giảm thêm nhưng về tổng thể, giá cả đang có xu thế nhích dần lên. Do vậy, người có nhu cầu mua nhà nên chọn mua nhà trong năm 2015 là phù hợp" - ông Châu nói.
Bên cạnh đó, phân khúc BĐS cao cấp cũng ấm dần lên, đặc biệt là dự án của những DN có uy tín, có vị trí tốt, nhiều tiện ích, giá bán hợp lý, phương thức thanh toán linh hoạt.
Hồi phục theo đà đi lên của thị trường
Một trong số những điểm sáng điển hình minh chứng cho sự hồi phục của phân khúc BĐS cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến Tập đoàn Vingroup với dự án Vinhomes Central Park. Chính thức mở bán vào cuối năm 2014, dự án đã làm nóng thị trường với thanh khoản cực tốt. Có những thời điểm, người mua dự án đã phải đăng ký số thứ tự, xếp hàng đợi đến lượt tham quan nhà mẫu.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư Thảo Điền (Thảo Điền Investment) cũng đã chính thức mở bán đợt mới dự án khu căn hộ đẳng cấp 5 sao Masteri Thảo Điền với tỷ lệ thành công ngoài mong đợi. Theo thông tin từ chủ đầu tư, các căn hộ cao cấp được ra mắt trong dịp này đều hướng nhìn ra sông Sài Gòn, thuộc tòa tháp T4, cao 43 tầng với tổng số 750 căn hộ. Đó là chưa kể việc một loạt nhà đầu tư (NĐT) danh tiếng khác như Novaland, Đại Quang Minh… cũng đang rục rịch chuẩn bị để tung ra thị trường hàng chục ngàn căn hộ cao cấp trong nửa đầu năm 2015 này.
Hiện có nhiều ý kiến quan ngại về khả năng khủng hoảng thừa tại phân khúc cao cấp do thời gian gần đây có nhiều dự án BĐS cao cấp rất lớn được khởi công, chào bán trên thị trường. Nhưng theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, với tầm nhìn xa và có chiến lược kinh doanh, các NĐT không bao giờ dám phiêu lưu để đưa ra thị trường lượng căn hộ khổng lồ mà mình không thể điều tiết được.
"Chắc chắn, các NĐT sẽ nghiên cứu kỹ nhu cầu và có tiến độ cung ứng phù hợp để không bị "bội thực" khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nhiều DN đã lựa chọn đầu tư ở phân khúc cao cấp với nhận thức là nhu cầu luôn luôn có. Sở dĩ trước đây BĐS cao cấp tồn kho là do diện tích quá lớn, không ở vị trí tốt, chất lượng và tiện ích chưa được như mong muốn của người mua nhà, bên cạnh đó là lãi suất ngân hàng cao nên sản phẩm khó tiêu thụ" - ông Châu nhận định.
Kén chọn doanh nghiệp
Theo ông Châu, hiện nay, các DN phát triển BĐS đã đưa ra các sản phẩm cao cấp phù hợp hơn, vị trí, chất lượng, tiện ích tốt, với giá rất mềm, đồng thời kết nối với ngân hàng và hỗ trợ các thủ tục thanh toán cho người mua nhà.
Cùng với đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã "mở cửa" cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà, góp phần tăng thêm nguồn cầu cho thị trường BĐS cao cấp. Ở phân khúc này cũng đang có sự tham gia của các NĐT kinh doanh thứ cấp lớn, mua đi bán lại hoặc mua để cho thuê… sẽ là những động lực rất lớn cho sự hồi phục của thị trường BĐS nói chung và phân khúc cao cấp nói riêng.
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh năm 2015 sẽ tiếp tục đà hồi phục mạnh hơn trên tất cả phân khúc, mặc dù vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn không nhỏ. Dự báo, nguồn cung căn hộ nói chung tại thị trường TP. Hồ Chí Minh là rất lớn. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt đối với các DN, đặc biệt là cạnh tranh về giá và chất lượng dự án.
Phân khúc cao cấp đang có sự hồi phục đáng kể nhưng còn chậm, niềm tin của khách hàng cơ bản đã trở lại nhưng chưa hoàn toàn. Vì vậy, cho dù "nước nổi, thuyền nổi", phân khúc BĐS cao cấp sẽ hồi phục cùng đà tăng trưởng chung của thị trường, tuy nhiên, không phải bất cứ DN nào cũng thành công với phân khúc này. Đặc biệt, với những DN năng lực yếu, thiếu uy tín, tệ hơn là có tư tưởng chộp giật nếu "lao" vào phân khúc cao cấp thì coi như "chết chắc".
"Hiệp hội nhận định, giá BĐS hiện nay đang ở "vùng đáy" của thị trường. Người mua nhà vẫn đang có tâm lý chờ giá giảm thêm nhưng về tổng thể, giá cả đang có xu thế nhích dần lên. Do vậy, người có nhu cầu mua nhà nên chọn mua nhà trong năm 2015 là phù hợp" - ông Châu nói.