Singapore muốn trở thành quốc gia hàng đầu trong nền kinh tế tiền điện tử

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Singapore mong muốn củng cố vị trí mình thành nơi “hội tụ” cho các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến tiền điện tử, tuy nhiên không phải vì vậy mà quốc gia này nới lỏng các quy định quản lý.

Singapore sẽ mở cửa với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử, nhưng không phải vì thế mà họ nới lỏng các quy định nghiêm ngặt của mình.
Singapore sẽ mở cửa với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử, nhưng không phải vì thế mà họ nới lỏng các quy định nghiêm ngặt của mình.

Giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), ông Ravi Menon, cho biết: Chúng tôi nghĩ cách tiếp cận tốt nhất là không nên kìm hãm hoặc cấm những gì liên quan đến tiền điện tử”.

Thay vào đó, người đứng đầu MAS chia sẻ với phóng viên rằng, cơ quan này đang đưa ra "quy định mạnh mẽ", dựa vào những quy định này bắt buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng và điều này sẽ giải quyết vô số rủi ro xung quanh hoạt động của thị trường tiền điện tử.

Vấn đề nóng tại các quốc gia hiện nay là định hướng quản lý với tiền điện tử: Hiện Trung Quốc đã cắt giảm số lượng lớn hoạt động trong những tháng gần đây, Nhật Bản gần đây chỉ cho phép các quỹ đầu tư tiền điện tử chuyên dụng, trong khi tại El  Salvador đã chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền hợp pháp.

Tại Hoa Kỳ, trong khi có rất nhiều lựa chọn để đầu tư vào loại tài sản khác, các nhà quản lý quan tâm đến mọi thứ, từ stablecoin đến các sản phẩm tạo ra lợi nhuận.

Ông Menon cho biết: “Với các hoạt động dựa trên tiền điện tử, về cơ bản nó là một khoản đầu tư vào tiềm năng các đồng tiền trong tương lai. Nếu Singapore không tham gia vào thị trường này, chúng tôi có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Tham gia “cuộc chơi” này càng sớm sẽ giúp chúng tôi có một khởi đầu thuận lợi và hiểu rõ hơn về những lợi ích tiềm năng cũng như rủi ro của nó”.

Ông Menon nói, Singapore phải nâng cao các biện pháp bảo vệ để chống lại các rủi ro bao gồm các dòng chảy bất hợp pháp. Nhà nước thành phố "quan tâm đến việc phát triển công nghệ tiền điện tử, hiểu về blockchain, hợp đồng thông minh và chuẩn bị cho thế giới Web 3.0".

Singapore không phải là nơi duy nhất có tham vọng về tiền điện tử. Còn có các địa điểm khác cũng quan tâm Dubai, Miami, El Salvador, Malta và Zug, Thụy Sĩ, cũng đang nỗ lực.

Sự mở cửa của Singapore lập tức đã thu hút các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền điện tử như Binance Holding, Gemini hướng tới đặt trụ sở tại đảo quốc này. Đã có khoảng 170 doanh nghiệp nộp đơn xin giấy phép MAS, nâng tổng số doanh nghiệp đang tìm cách hoạt động theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán lên khoảng 400, sau khi luật có hiệu lực vào tháng 1/2020.

Tuy nhiên kể từ đó, mới chỉ có ba công ty tiền điện tử nhận được giấy phép được nhiều doanh nghiệp mong muốn, trong khi hai công ty bị từ chối. Khoảng 30 đơn vị đã rút đơn đăng ký của họ sau khi làm việc với cơ quan quản lý. Trong số những doanh nghiệp được chấp thuận có chi nhánh môi giới của DBS Group Holdings, ngân hàng lớn nhất của Singapore, cũng là ngân hàng tiên phong trong việc thiết lập nền tảng giao dịch mã thông báo kỹ thuật số đồng thời cung cấp dịch vụ mã hóa.

Cơ quan quản lý đang dành thời gian để đánh giá các ứng viên để đảm bảo rằng họ đáp ứng các yêu cầu cao. MAS cũng đã tăng cường nguồn lực để đối phó với khối lượng lớn các nhà khai thác dịch vụ tiềm năng.

Giám đốc điều hành MAS cho biết: "Chúng tôi không cần đến 160 doanh nghiệp phải mở chi nhánh ở đây. Chỉ cần một nửa trong số họ đáp ứng được các tiêu chuẩn rất cao của MAS, theo tôi chất lượng quan trọng hơn là số lượng".

Ông Menon đánh giá, lợi ích của việc có một ngành công nghiệp tiền điện tử được quản lý tốt có thể mở rộng ra ngoài lĩnh vực tài chính. “Nếu nền kinh tế tiền điện tử phát triển, chúng tôi muốn trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Tiền điện tử có thể giúp tạo ra việc làm, tạo ra giá trị gia tăng và tôi nghĩ rằng ngoài lĩnh vực tài chính, các lĩnh vực khác của nền kinh tế sẽ có khả năng thu được lợi nhuận”, Giám đốc điều hành MAS nhận định.

Đạo luật Dịch vụ Thanh toán đã được Singapore ban hành vào năm 2019 để bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro đi kèm với các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.

Luật này được tạo ra sau một số tài liệu tham vấn (chẳng hạn như Tài liệu tham vấn về Thông báo dịch vụ thanh toán được đề xuất về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố) đã xác định bốn rủi ro chính trong hệ sinh thái thanh toán điện tử:

- Rửa tiền và tài trợ khủng bố
- Bảo vệ người dùng (bảo vệ các khoản tiền điện tử đang chuyển, cũng như các khoản tiền điện tử đã ký gửi)
- Khả năng tương tác (một tiêu chuẩn thanh toán chung và cơ sở hạ tầng)
- Giảm thiểu rủi ro công nghệ thông qua quản trị, xác thực, vệ sinh mạng, mã hóa và chống gian lận.

Theo Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), Đạo luật cung cấp sự chắc chắn về quy định và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và tăng trưởng của các dịch vụ thanh toán và FinTech.

Đạo luật quy định bảy hoạt động: (1) dịch vụ phát hành tài khoản, (2) dịch vụ chuyển tiền trong nước, (3) dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới, (4) mua lại người bán, (5) phát hành tiền điện tử, (6) thanh toán kỹ thuật số dịch vụ mã thông báo và (7) dịch vụ đổi tiền. Đạo luật PS hiện không cung cấp giấy phép cho các dịch vụ lưu ký, mặc dù MAS đã xuất bản một tài liệu tham vấn liên quan đến việc mở rộng tiềm năng của Đạo luật để cấp phép cho các ví lưu ký. Đạo luật có hiệu lực vào ngày 28/1/2020.