Soros: Châu Âu đối mặt với 25 năm trì trệ nếu không cải cách
(Tài chính) Châu Âu cần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong các ngân hàng, liên minh tài chính tiền tệ để tránh kịch bản xấu nhất xảy ra.
Tỷ phú đầu tư George Soros cho rằng châu Âu đối mặt với 25 năm trì trệ như Nhật Bản các chính trị gia không theo đuổi sự hòa nhập sâu hơn của khu vực tiền tệ chung và thay đổi những chính sách đã khuyến khích các ngân hàng cho vay.
Khi khủng hoảng tài chính tức thời bao chùm châu Âu từ năm 2010 "kết thúc", châu Âu này vẫn đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị gây chia rẽ khu vực giữa các nước chủ nợ và con nợ, tỷ phú Soros trả lời phỏng vấn hôm qua trên Bloomberg TV tại London.
Đồng thời, các ngân hàng đã được khuyến khích để vượt qua các cuộc kiểm tra khả năng đương đầu với khủng hoảng, thay vì thúc đẩy nền kinh tế bằng cách cung cấp vốn cho doanh nghiệp, ông nói thêm.
Châu Âu "có thể không qua khỏi được 25 năm trì trệ", Soros trả lời phỏng vấn. "Các bạn phải tiến xa hơn nữa trong vấn đề hòa nhập. Các bạn phải giải quyết vấn đề ngân hàng, bởi châu Âu đang bị tụt hậu với phần còn lại của thế giới trong việc phân loại các ngân hàng".
Tỷ phú Soros là chủ sở hữu quỹ đầu tư thu lời khoảng 20% mỗi năm trong thời gian từ 1969 tới 2011. Ông từng phê bình cách thiết kế khối tiền tệ chung châu Âu và việc cắt giảm ngân sách với các quốc gia mắc nợ như Hy Lạp và Tây Ban Nha ở đỉnh cao của khủng hoảng. Ông cho rằng những chính sách "cấp tiến hơn" là cần thiết để tránh một thời gian trì trệ lâu dài.
Soros cũng cho rằng Ukraine là lời cảnh tỉnh với châu Âu bởi biến động chính trị tại nước này bắt nguồn một phần từ những vấn đề tương tự từng kích hoạt khủng hoảng tài chính khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu "quá nhiều" với Ukraine trong khi cung cấp "quá ít" khi quốc gia này muốn gia nhập khối. Điều đó giúp Tổng thống Nga Putin có cơ hội lấp đầy khoảng trống và tăng quyền lực tại Ukraine, Soros nhận định.
"Châu Âu cần phải tái khai phá bản sắc châu Âu của mình - thay vì mỗi nước chỉ theo đuổi những lợi ích quốc gia riêng và chìm sâu hơn vào xung đột với các nước khác", Soros hy vọng châu Âu vượt qua được bài kiểm tra tại Ukraine.
Ngoài ra, Soros nói thêm rằng một cuộc trung cầu dân ý về việc Anh rút khỏi EU sẽ là "thảm họa", bởi nó sẽ lấy đi của nước này việc làm. Tăng trưởng kinh tế Anh được thúc đẩy bởi các tập đoàn đa quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ cho châu Âu, vì thế sẽ là tự sát nếu nước này rời khỏi nhóm, Soros nói.
Khi khủng hoảng tài chính tức thời bao chùm châu Âu từ năm 2010 "kết thúc", châu Âu này vẫn đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị gây chia rẽ khu vực giữa các nước chủ nợ và con nợ, tỷ phú Soros trả lời phỏng vấn hôm qua trên Bloomberg TV tại London.
Đồng thời, các ngân hàng đã được khuyến khích để vượt qua các cuộc kiểm tra khả năng đương đầu với khủng hoảng, thay vì thúc đẩy nền kinh tế bằng cách cung cấp vốn cho doanh nghiệp, ông nói thêm.
Châu Âu "có thể không qua khỏi được 25 năm trì trệ", Soros trả lời phỏng vấn. "Các bạn phải tiến xa hơn nữa trong vấn đề hòa nhập. Các bạn phải giải quyết vấn đề ngân hàng, bởi châu Âu đang bị tụt hậu với phần còn lại của thế giới trong việc phân loại các ngân hàng".
Tỷ phú Soros là chủ sở hữu quỹ đầu tư thu lời khoảng 20% mỗi năm trong thời gian từ 1969 tới 2011. Ông từng phê bình cách thiết kế khối tiền tệ chung châu Âu và việc cắt giảm ngân sách với các quốc gia mắc nợ như Hy Lạp và Tây Ban Nha ở đỉnh cao của khủng hoảng. Ông cho rằng những chính sách "cấp tiến hơn" là cần thiết để tránh một thời gian trì trệ lâu dài.
Soros cũng cho rằng Ukraine là lời cảnh tỉnh với châu Âu bởi biến động chính trị tại nước này bắt nguồn một phần từ những vấn đề tương tự từng kích hoạt khủng hoảng tài chính khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu "quá nhiều" với Ukraine trong khi cung cấp "quá ít" khi quốc gia này muốn gia nhập khối. Điều đó giúp Tổng thống Nga Putin có cơ hội lấp đầy khoảng trống và tăng quyền lực tại Ukraine, Soros nhận định.
"Châu Âu cần phải tái khai phá bản sắc châu Âu của mình - thay vì mỗi nước chỉ theo đuổi những lợi ích quốc gia riêng và chìm sâu hơn vào xung đột với các nước khác", Soros hy vọng châu Âu vượt qua được bài kiểm tra tại Ukraine.
Ngoài ra, Soros nói thêm rằng một cuộc trung cầu dân ý về việc Anh rút khỏi EU sẽ là "thảm họa", bởi nó sẽ lấy đi của nước này việc làm. Tăng trưởng kinh tế Anh được thúc đẩy bởi các tập đoàn đa quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ cho châu Âu, vì thế sẽ là tự sát nếu nước này rời khỏi nhóm, Soros nói.