Sự kiện kinh tế - tài chính thế giới tuần từ 21 - 26/12/2015
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng kinh tế |
Toàn cầu: - Trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 3,3% so với mức 3,6% được đưa ra trước đó và cảnh báo một số khu vực có thể rơi vào tình trạng giảm phát. (Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD ngày 23/12) - Đến năm 2030: (i) Nếu GDP vẫn là tiêu chí chính để xác định các thành viên nhóm G-8, thì các nước như Pháp, Italy và Nga có thể sẽ ra khỏi nhóm này, thay vào đó là Ấn Độ (đứng thứ 3), Brazil (5) và Hàn Quốc (8); (ii) Tỷ trọng của khu vực Trung Á trong nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng hơn 3 lần, từ 2,8% năm 2000 lên 9,9% vào năm 2030; (iii) Khu vực phát triển chậm nhất sẽ là Tây Âu, với tỷ trọng trong nền kinh tế thế giới có thể giảm 42% trong 15 năm tới. (Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế doanh nghiệp Vương quốc Anh - CEBR) Mỹ: Tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong quý 3/2015 giảm còn 2%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu và đầu tư doanh nghiệp đang chững lại. (Theo bộ Thương Mại Mỹ)
Anh: GDP quý 2/2015 đạt 0,5%, quý 3/2015 giảm xuống 0,4%. Dự kiến, GDP cả năm 2015 chỉ đạt 2,2%, thấp hơn mức 3% của năm 2014. (Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh - ONS ngày 23/12) Iran: Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2016 ước tính dao động trong khoảng -0,5% đến 0,5%, tỷ lệ lạm phát gần 14%. Bên cạnh đó, nếu các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran được dỡ bỏ thì tăng trưởng GDP năm 2017 của nước này sẽ đạt khoảng 4 - 5,5%. (Theo dự báo của IMF) Cuba: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Cuba ước đạt 4%, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng góp 61,1% cho tăng trưởng kinh tế, cao hơn so với tỷ lệ 59,3% của năm 2014. (Theo Bộ trưởng Kinh tế Cuba Marino Murillo ngày 21/12) Séc: Kinh tế Séc trong quý 3/2015 tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014, cao nhất kể từ năm 2007 và là tốc độ tăng cao thứ 2 trong EU, sau Malta. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Séc trong năm 2015 và 2016 sẽ đạt tương ứng là 4,3% và2,5%. (Theo Cơ quan Thống kê Cộng hòa Séc) |
M&A |
Trong năm 2015, giá trị các vụ M&A của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ước đạt 1.200 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2014. Dự báo năm 2016, giá trị các thương vụ của khu vục sẽ tiếp tục tăng, do các công ty Trung Quốc vẫn có xu hướng tăng cường mua tài sản ở nước ngoài. (Theo Reuters) |
Dầu |
- Năm 2016, dự kiến sản lượng dầu của Nga sẽ tăng 0,56% lên 10,78 triệu thùng/ngày, mức trung bình cao nhất hàng năm kể từ năm 1991 khi các mỏ dầu mới đi vào khai thác và các nhà sản xuất hưởng lợi từ chi phí giảm. Sản lượng dầu của Nga tăng sẽ góp phần làm tăng nguồn cung dầu thế giới vốn đã dư thừa và tiếp tục gây thêm sức ép lên giá dầu. Thêm vào đó, thị trường dầu thế giới chuẩn bị đón nhận nguồn cung dầu mới từ Mỹ, vì Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu áp dụng suốt 40 năm qua tại Mỹ, được áp dụng sau ngày 19/12. - Tổ chức OPEC dự báo: + Nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2020 sẽ tăng lên 97,4 triệu thùng/ngày và đến năm 2040 sẽ tăng 18 triệu thùng/ngày lên 109,8 triệu thùng/ngày; + Ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới vào năm 2040 cần đầu tư khoảng 10.000 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong tương lai, trong đó đầu tư vào khai thác dầu có thể lên tới 7.200 tỷ USD; + Việc giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, theo đó, dự báo tốc độ tăng trung bình của kinh tế thế giới tới năm 2040 sẽ là 3,5%. + Thị phần của khối OPEC trên thị trường dầu mỏ sẽ tăng từ 33% trong năm 2015 lên 37% vào năm 2040. - Giá dầu tuần qua: Ngày 25/12, giá dầu tiếp tục tăng, chốt phiên, giá dầu giao kỳ hạn tháng 02/2016: + WTI giao tại New York tăng 60 cent, tương đương 1,6%, lên 38,10 USD/thùng; + Brent giao tại London tăng 53 cent, tương đương 1,4%, lên 37,89 USD/thùng. Như vậy, WTI đã tăng 5,7% trong tuần, tuy nhiên tính từ đầu năm 2015 vẫn sụt giảm 28%; Brent tăng 2,7% trong tuần, nhưng giảm 34% kể từ đầu năm. |
Chứng khoán |
Trong tuần, chứng khoán Mỹ phục hồi so với tuần trước. Cụ thể: + Chỉ số Dow Jones tăng 2,47% lên 17.552,17 điểm; + Chỉ số S&P 500 tăng 2,76% lên 2.060,99 điểm; + Nasdaq tăng 2,55% lên 5.048,48 điểm. |
Tính chung cả tuần, chứng khoán châu Á tăng điểm, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 1,53%, lên 131,72 điểm. Các thì trường chính: + Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 0,12%, lên 18.829,72 điểm; + Shanghai Composite (Trung Quốc) tăng 0,48%, lên 3.627,91 điểm; + Hang Seng (Hong Kong) tăng 3,01%, lên 22.138,13 điểm; + Kospi (Hàn Quốc) tăng 1,47%, lên 1.982,76 điểm; + S&P/ASX 200 (Australia) tăng 3,18%, lên 5.207,600 điểm. |
|
Châu Âu |
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 23/12 thông báo quyết định trích 48 triệu euro từ Quỹ tị nạn, nhập cư và hội nhập để hỗ trợ khẩn cấp cho Bỉ, Thụy Điển và Phần Lan để tiếp nhận người tị nạn. Theo đó: (i) Bỉ được nhận 5 triệu euro; (ii) Thụy Điển 35 triệu euro; (iii) Phần Lan 8 triệu euro. (Theo EC) |
Trong năm 2014 - 2015, tổng mức chi tiêu của các hộ gia đình Anh vượt mức thu nhập (lạm chi) khoảng 40 tỷ bảng, tăng so với 12,4 tỷ bảng trong năm 2013 - 2014 và 29,4 tỷ bảng trong năm 2014 - 2015. Nguyên nhân là do niềm tin kinh tế phục hồi dẫn tới người dân tăng chi cho các hoạt động tiêu dùng. Dự báo, lạm chi tại Anh sẽ tiếp tục tăng lên 40,4 tỷ bảng trong năm 2016 - 2017; 43,9 tỷ bảng trong năm 2017 - 2018; 48,6 tỷ bảng trong năm 2018 - 2019 và 49,5 tỷ bảng trong năm 2019 - 2020. (Theo Cơ quan trách nhiệm ngân sách - OBR) |
|
Ngày 22/12, Eurozone đã chấp thuận giải ngân 1 tỷ EUR cho Hy Lạp. Khoản tiền này nằm trong gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ EUR dành cho Hy Lạp trong 3 năm, giúp nước này thanh toán các khoản nợ, cấp vốn cho ngân sách và tài trợ các dự án. Theo ước tính của Ủy ban châu Âu, nợ công của Hy Lạp có thể lên đến gần 200% GDP vào năm 2016. |
|
Châu Á |
Tính đến 23/12, vốn FDI được giải ngân ở Hàn Quốc năm 2015 đạt 15,19 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân: - FTA Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng như các cơ sở hạ tầng kinh doanh nói chung ở Hàn Quốc, được cải thiện. - Các dự án FDI của nhà đầu tư Trung Đông vào doanh nghiệp Hàn Quốc đều có quy mô lớn. - Niềm tin của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế Hàn Quốc được củng cố nhờ mức xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức đánh giá có uy tín như Ngân hàng Thế giới, Standard & Poor’s và Moody’s. (Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc) |
Năm 2015, giá trị trái phiếu Nhật Bản do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã tăng tới 14.000 tỷ yên. Lũy kế từ tháng 12/2012, giá trị này đã tăng 18.000 tỷ yên (tương đương tăng 22,9%). Dự báo giá trị trái phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vượt 10% tổng lượng trái phiếu quốc gia do Nhật Bản phát hành. (Theo Nhật báo Nikkei) |
|
Chính phủ Nhật Bản ngày 24/12 quyết định tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA), lần đầu tiên trong 17 năm qua lên 551,9 tỷ yên (4,6 tỷ USD) trong tài khóa 2016, tăng khoảng 1,8% so với ngân sách ban đầu của Nhật Bản trong năm tài khóa 2015. Nguyên nhân chủ yếu do động thái thúc đẩy viện trợ song phương và hợp tác kỹ thuật dành cho các nước đang phát triển. (Theo Chính phủ Nhật Bản) |
|
Dự kiến mức lỗ ròng của Tập đoàn Toshiba Corp trong năm tài khóa 2015 (kết thúc vào tháng 3/2016) sẽ là 550 tỷ yên (4,53 tỷ USD), cao hơn mức 398,8 tỷ yên trong năm tài khóa 2008 do chi phí tái cơ cấu lớn. Theo đó, Toshiba Corp đã đưa ra kế hoạch: - Tái cơ cấu hoạt động cho các mảng kinh doanh máy vi tính, máy thu hình và trang thiết bị gia dụng kém hiệu quả; - Bán một số nhà máy ở nước ngoài; - Cắt giảm khoảng 7.800 việc làm. (Theo Hãng Sản xuất hàng điện tử Toshiba Corp) |
|
Hoa Kỳ |
Doanh số bán nhà tại Mỹ đã giảm mạnh 10,5%, xuống còn 4,76 triệu ngôi nhà trong 11 tháng qua (tính đến tháng 11/2015), thấp hơn so với dự đoán 5,3 triệu ngôi nhà của các chuyên gia phân tích. (Theo Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ - NAR) |
Số lượng đơn đặt hàng của Mỹ trong lĩnh vực chế tạo (không tính lĩnh vực quốc phòng) đã giảm 0,4% trong tháng 11/2015.Ngoài ra, số liệu này của tháng 10/2015 cũng điều chỉnh hạ từ 1,3% xuống 0,6%. Nguyên nhân: (i) Nhu cầu về lĩnh vực chế biến chế tạo của thế giới thấp; (ii) Giá dầu thô thấp gây áp lực khiến các doanh nghiệp ngành năng lượng buộc phải cắt giảm ngân sách dành cho đầu tư; (iii) Giá trị đồng USD tăng gần 20% so với các đồng tiền chủ chốt khác trong vòng 18 tháng qua. (Theo Bộ Thương mại Mỹ) |
|
Chi tiêu trong tháng 11/2015 của người tiêu dùng Mỹ tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 tháng. Lũy kế 11 tháng đạt 12,43 nghìn tỷ USD. (Theo Bộ Thương mại Mỹ) |
|
Trung Quốc |
NHTW Trung Quốc (PBoC) ngày 22/12 thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu xanh trên thị trường liên ngân hàng nhằm cho phép các tổ chức tài chính tăng nguồn vốn tài trợ cho các dự án xanh. Đây sẽ là lần thứ 3 Trung Quốc phát hành trái phiếu xanh (lần 1 vào tháng 7/2015, Công ty Khoa học và Công nghệ năng lượng gió Goldwind của Trung Quốc phát hành 300 triệu USD; lần 2 vào tháng 10/2015, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) hoàn thành đợt chào bán trái phiếu xanh tại London với giá trị 1 tỷ USD). Mục đích - Trái phiếu xanh sẽ mở rộng các kênh cung cấp tài chính cho các dự án về năng lượng sạch và bảo vệ môi trường. - Nhằm huy động vốn cho các dự án thân thiện với môi trường, cụ thể, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được đầu tư cho các dự án xanh về tái tạo và tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải bền vững, giao thông sạch và quản lý nước bền vững, trong chiến lược tăng cường chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. - PBOC hy vọng động thái phát hành trái phiếu này sẽ thúc đẩy các ngân hàng thương mại cải thiện hệ thống tín dụng dành cho các dự án xanh thông qua việc tái cho vay, chiết khấu và bảo lãnh tài chính. Một số chính sách sẽ được PBoC đưa ra để phát triển trái phiếu xanh: - Thủ tục phê duyệt thuận tiện cho các tổ chức phát hành trái phiếu xanh; - Ưu đãi về thuế và trợ cấp, khuyến khích huy động các nguồn vốn từ các quỹ an sinh xã hội, quỹ phúc lợi xã hội và trợ cấp doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh. - Ngoài ra, một thị trường trái phiếu công ty sẽ được thiết lập cho các ngành công nghiệp xanh và việc kinh doanh hạn ngạch năng lượng, nước, khí thải. (Theo PBoC) |
Ngày 25/12, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đã chính thức thành lập. AIIB sẽ bắt đầu hoạt động sau cuộc họp đầu tiên dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/01/2016 để bầu ra Chủ tịch và Ban quản lý; cung cấp các khoản cho vay đối với các dự án đầu tư đầu tiên vào giữa năm 2016. |
|
Năm 2015, Hong Kong đã vượt qua New York để trở thành thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới. IPO chủ yếu là của các ngân hàng Trung Quốc và công ty tài chính, qua đó, huy động trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong được 25 tỷ USD, cao hơn 19,4 tỷ USD tại thị trường New York. Dự báo trong năm 2016 sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc huy động vốn qua phát hành IPO, trong đó có Postal Savings Bank of China và Sinopec Sales thuộc Tổng công ty dầu khí và hóa dầu China Petroleum and Chemicals Corp (Sinopec). |
|
Nga - Ukraine |
Nga: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản của Ukraine, trong đó có nguyên liệu thô và thực phẩm.Lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Theo đó, dự đoán các doanh nghiệp của nước này có khả năng chịu thiệt hại tới hơn 3,5 tỷ USD, việc Nga đình chỉ FTA với Ukraine sẽ khiến các doanh nghiệp Ukraine phải chịu tổn thất khoảng 1,5 - 2 tỷ USD. (Theo Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Aleksei Likhachev) |
Ukraine:Theo một dự luật được công bố ngày 23/12, Chính phủ Ukraine đã yêu cầu Quốc hội cho phép áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm đáp trả lệnh cấm nhập khẩu lương thực và đình chỉ khu vực thương mại tự do giữa hai nước của Moskva. Theo đó, Ukraine sẽ cấm hoặc hạn chế các giao dịch ngoại thương, hủy bỏ sự đãi thuế đối với một số mặt hàng khi xuất nhập khẩu sang Nga. |
|
Kazakhstan |
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 23/12 đã quyết định cho Kazakhstan vay 1 tỷ USD, kỳ hạn 5 năm, với thời gian ân hạn 3 năm. Khoản vay này sẽ được sử dụng để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách trong năm 2016, hỗ trợ các ưu tiên chính để phát triển kinh tế - xã hội và kích thích nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng. (Theo Bộ trưởng Tài chính Kazakhstan Bakhyt Sultanov) |
Zimbabwe |
Trung Quốc xóa bỏ khoản nợ khoảng 40 triệu USD cho Zimbabwe để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của nước này và khuyến khích người dân Zimbabwe sử dụng đồng NDT để mua bán, nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương. (Theo Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe) |
Chính sách |
Thổ Nhĩ Kỳ NHTW Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 7,5%. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp lãi suất được duy trì, mặc dù lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11/2015 đã tăng lên 8,1%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu mà Chính phủ nước này đặt ra là 5%. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, động thái giữ nguyên lãi suất của CBRT cũng được cho rằng sẽ gây áp lực đẩy đồng nội tệ lira mất giá trong thời gian tới.
Philippines Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký ban hành ngân sách năm 2016 là 3.002 tỷ peso (63 tỷ USD), tăng 15,2% so với 2.606 tỷ peso (55 tỷ USD) của năm 2015,theo đó tăng chi cho cơ sở hạ tầng và quốc phòng. Đây là ngân sách lớn nhất trong lịch sử của Philippines. Cụ thể: - Cơ sở hạ tầng chiếm 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 4% GDP của năm 2015. - Dịch vụ xã hội với 1.106 tỷ peso (23 tỷ USD). - Dịch vụ kinh tế bao gồm các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, giao thông vận tải và viễn thông với 829,6 tỷ peso (17 tỷ USD). - Ngoài ra, trong năm 2016, Chính phủ Philippines dự kiến chi mức kỷ lục 25 tỷ peso (528,3 triệu USD) để mua tàu khu trục, máy bay do thám và radar nhằm cải thiện năng lực giám sát biên giới trên biển. |
Ký kết - Thỏa thuận |
WTO Tại Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ 10 của WTO ngày 21/12, các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận đột phá về dỡ bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản, theo đó: - Các nước phát triển: Cam kết dỡ bỏ ngay lập tức việc trợ giá hàng nông sản xuất khẩu; - Các nước đang phát triển: Cam kết sẽ dỡ bỏ theo giai đoạn, trong thời gian từ năm 2015 - 2018. Tác động của thỏa thuận + Thỏa thuận sẽ giúp tạo ra sân chơi bình đẳng cho nông dân và các chủ trang trại. + Chấm dứt một phần các khoản trợ giá đang khiến hoạt động thương mại gặp khó khăn trong việc cạnh tranh. EU và Kazakhstan Ngày 21/12, tại thủ đô Astana, Liên minh châu Âu (EU) và Kazakhstan đã ký Hiệp định đối tác mở rộng và hợp tác bao gồm 29 lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và đầu tư, tư pháp cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh... Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định đối tác và hợp tác giữa Kazakhstan và EU hiện hành, vốn có hiệu lực từ ngày 01/7/1999. Nga và Iran Ngày 22/12, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov cho biết, Nga cấp khoản tín dụng nhà nước trị giá 5 tỷ USD cho Iran, các thủ tục sẽ được hoàn tất trong quý 1/2016 và các khoản giải ngân sẽ được thực hiện trong năm 2017. Gói tín dụng này được sử dụng cho các dự án xây dựng hạ tầng, giao thông vận tải, thăm dò địa chất và các dự án hạ tầng khác có sự tham gia của các công ty Nga. |