Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 14 - 18/3/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Sản xuất công nghiệp |
Tính đến thời điểm 2018, dựa trên tốc độ tăng trưởng nhu cầu nội địa dự kiến khoảng 3%/năm thì nhu cầu thị trường nội địa cả nước cho các sản phẩm từ xăng, diesel, nhiên liệu bay... khoảng 17,33 triệu m3. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại năm 2017 và đạt công suất tối đa năm 2018 thì nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa Việt Nam đạt khoảng 17,6 triệu m3/năm, bao gồm Dự án Dung Quất cung cấp khoảng 7,27 triệu m3/năm, Dự án Nghi Sơn cung cấp khoảng 9,62 triệu m3/năm, chưa kể các dự án pha chế xăng từ condenssate. Như vậy, tổng nguồn cung từ hai nhà máy trên và các nguồn chế biến khác trong nước đã đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và sẽ vượt nhu cầu khoảng 821.000 m3/năm. Riêng sản phẩm dầu diesel sẽ dư khoảng 849.000 m3/năm. (Theo Tập đoàn dầu khí - PVN) |
Doanh nghiệp |
|
Tổng cầu |
Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã sắp xếp, cổ phần hóa 12 tổng công ty, 2 công ty trực thuộc bộ; 2 công ty thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam và tiến hành cổ phần hóa vượt kế hoạch đề ra đối với 4 doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Cao su Tân Biên, Công ty Cao su Bà Rịa. Tổng số tiền thu về từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 1.974 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2015, đã có 8/10 tổng công ty cổ phần hóa đã tổ chức bán cổ phần lần đầu (IPO) tại sở giao dịch chứng khoán. (Theo Bộ NN&PTNT) |
Đầu tư |
Năm 2016, Tập đoàn Thực phẩm và Giải trí CJ Group của Hàn Quốc sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam, đưa tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lên 900 triệu USD. CJ tiếp tục tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, truyền thông - giải trí và logistic; thông thông qua hình thức M&A hoặc các dự án hoàn toàn mới. Gần đây nhất là trong mảng thực phẩm, CJ cũng đã mua 4% cổ phần của Vissan. (Theo ông Chang Bok Sang, Chủ tịch Tập đoàn CJ của Hàn Quốc tại Việt Nam) |
Ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ Chính phủ xây dựng chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách liên quan thông qua xây dựng năng lực thể chế" do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tài trợ. Dự án trên được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí 1.080.000 USD. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam thông qua xây dựng chiến lược ngành cũng như các chính sách công nghiệp cụ thể, góp phần tăng cường năng lực thể chế của Chính phủ và khu vực tư nhân. |
|
Trong 2 tháng đầu năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút gần 232 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và điều chỉnh tăng. Lũy kế đến nay, có 5.854 dự án còn hiệu lực với tổng vốn cấp mới và tăng vốn trên 40 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực bất động sản với giá trị đầu tư 14 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 35%. Theo sau là lĩnh vực công nghiệp chế biến với 12 tỷ USD, giáo dục với 3,7 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đóng góp gần 25% vào giá trị GDP của thành phố. (Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh) |
|
Hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng |
Trong quý 4/2015, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố chính của Việt Nam tiếp tục phục hồi tốt với mức tăng trưởng 5,7% do sản lượng tăng đạt mức 4,9%, đây là mức tăng mạnh nhất trong hai năm qua. Sự phục hồi tích cực này tập trung ở hầu hết 7 ngành hàng lớn, gồm: Đồ uống, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé. Ngành hàng đồ uống tiếp tục đạt mức tăng trưởng sản lượng ổn định 7,7%, đóng góp 38% vào tổng doanh số của toàn ngành hàng FMCG; ngành hàng thực phẩm và sữa có mức tăng sản lượng đạt 0,9% và 3,7%; chỉ có ngành hàng chăm sóc cá nhân vẫn còn chậm. (Theo báo cáo Market Pulse của Công ty đo lường toàn cầu - Nielsen) |
Thị trường xe máy có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại vào năm 2015 với lượng xe được tiêu thụ đạt khoảng 2,8 triệu chiếc, tăng khoảng 4% so với năm 2014. Đến nay, cả nước có hơn 45 triệu mô tô, xe máy các loại, vượt xa quy hoạch ngành đến năm 2020 là khoảng 36 triệu xe máy. Năm 2015 lượng xe tay ga bán ra thị trường chiếm khoảng 53% trong tổng lượng xe máy tiêu thụ. Đây cũng là năm đầu tiên lượng xe tay ga tiêu thụ vượt qua xe số và đang có chiều hướng tăng trưởng tốt. Đặc biệt thị trường xe tay ga không chỉ phát triển mạnh ở thành thị mà đã về các vùng nông thôn. (Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam - VAMM) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mexico đạt 1,54 tỷ USD (giá FOB), tăng 49,16% so với cùng kỳ năm 2014 và là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua, chủ yếu nhờ tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, theo con số của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mexico đạt 477,52 triệu USD (giá CIF). (Theo số liệu của Văn phòng Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico) |
Xuất khẩu gạo của cả nước trong tháng 02/2016 đạt gần 440.000 tấn, vượt kế hoạch đề ra là 400.000 tấn, do các hợp đồng chuyển từ năm 2015 sang còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng với Indonesia, Philippines...; trị giá FOB là 178 triệu USD, trị giá CIF là 190 triệu USD; giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 405 USD/tấn, cao hơn tháng 01/2016 gần 5,44% và cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 117%. Lũy kế xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2016 cũng cao hơn so cùng kỳ năm 2015 gần 102%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu trên 856.000 tấn gạo, trị giá FOB gần 348 triệu USD, trị giá CIF 372 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân FOB đạt hơn 406 USD/tấn. (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA) |
|
Trong tháng 02/2016, lượng ô tô nhập khẩu đạt gần 5,7 nghìn chiếc (giảm 3,2% về lượng so với tháng 1/2016) với trị giá đạt gần 142 triệu USD (giảm 5% về giá trị so với tháng 1/2016). Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt 11,5 nghìn chiếc, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt 46,69 tỷ USD, giảm 1,5% tương ứng giảm 701 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 30,37 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ. - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,68 tỷ USD, tăng 3% tương ứng tăng 688 triệu USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối FDI trong 2 tháng đầu năm lên 16,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015. Một số hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn như: Điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính và các sản phẩm điện tử, giày dép, máy móc, hàng thủy sản… - Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam khoảng 23 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng trị giá nhập khẩu của khối FDI đạt 13,77 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2015. Các sản phẩm chính gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại, linh viện; vải; sắt thép; chất dẻo; xăng dầu;... Như vậy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 680 triệu USD. Khối doanh nghiệp FDI vẫn dẫn đầu khi chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng. (Theo Tổng cục Hải quan công bố ngày 15/3) |
|
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 2 tháng đầu năm 2016 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015, cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dự kiến, trong năm 2016, sản lượng gỗ khai thác có thể vượt qua mốc 8,5 triệu m3, đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và có thể vượt qua mốc 7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ, mức cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do: (i) Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước có chất lượng cao. Trong hai tháng đầu năm 2016, sản lượng gỗ khai thác đã đạt 749.000 m3, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015; (ii) Năng lực chế biến các sản phẩm từ gỗ khá tốt, có nhiều sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chất lượng, tính thẩm mỹ cao, giá cả hợp lý… (Theo Bộ Công Thương) |
|
Tại 2 thị trường lớn nhất của Việt Nam năm 2015 là Hoa Kỳ và EU, giá trị xuất khẩu đạt trên 30 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên 20 tỷ USD. - Giai đoạn 2010 - 2015, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch tăng trung bình trên 10%/năm (năm 2015, xuất khẩu trên 33,5 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2014). - Năm 2015, thị trường EU đạt kim ngạch xuất khẩu 30,9 tỷ USD. Hiện châu Á, châu Âu và châu Mỹ là ba thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt là 49%, 21% và 25%. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Lãi suất |
Trong 2 tháng đầu năm 2016, lãi suất huy động tại các NHTM tăng nhẹ khoảng vài chục điểm cơ bản ở các kỳ hạn. Tuy nhiên, mức trần lãi suất huy động 5,5%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống vẫn được duy trì. Cụ thể: - Lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4 - 5,5%/năm. - Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,4 - 6,8%/năm. - Từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6 - 8%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6 - 7%/năm đối với ngắn hạn và 9 - 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. (Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS) |
Giá vàng |
Tính từ đầu tuần, giá vàng SJC, giá vàng SJC tăng 30 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (19/3), giá vàng giao dịch ở mức. Cụ thể: - Giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh: 33,67 - 33,89 triệu đồng/lượng, Hà Nội là 33,67 - 33,91 triệu đồng/lượng, tăng 10 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 60 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Công ty DOJI: 33,76-33,8 triệu đồng/lượng, giảm 10 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 30 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Bảo Tín Minh Châu: 33,76 - 33,82 triệu đồng/lượng, giảm 30 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 20 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. |
Tỷ giá |
Tính chung cả tuần, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh giảm từ 3 - 17 đồng/USD. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/3), tỷ giá được các ngân hàng mua bán ở mức: - Vietcombank: 22.255 - 22.325 đồng/USD. - BIDV: 22.260-22.330 đồng/USD. - ACB, Eximbank và DongABank: 22.260 - 22.320 đồng/USD. - Techcombank: 22.240 - 22.345 đồng/USD. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Đến năm 2020, thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 38 - 40% GDP. Trái phiếu chính phủ thời gian qua được Bộ Tài chính tăng dần kỳ hạn phát hành. Nếu như năm 2012 - 2014, kỳ hạn vay bình quân trái phiếu chính phủ phát hành trên thị trường chỉ 3,1 năm thì đến cuối năm 2015 là 4,44 năm. Nguyên nhân là do kết quả tích cực từ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã tạo niềm tin tốt hơn cho các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức. (Theo Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam - VBMA) |
Trong tuần qua, HNX đã tổ chức 1 phiên đấu thầu 7.500 tỷ đồng TPCP do KBNN phát hành vào ngày 16/3, gồm 2 loại kỳ hạn 5 năm (6.500 tỷ đồng) và 10 năm (1.000 tỷ đồng). - Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 6.500 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,33%/năm. - Kỳ hạn 10 năm: Huy động được 700 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,95%/năm. Tính chung từ đầu năm đến ngày 16/3/2016, KBNN đã huy động thành công 61.039,93 tỷ đồng TPCP. |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 14 - 18/3/2016, thị trường chứng khoán biến động trái chiều trên 2 sàn, cụ thể: - VN-Index: Giảm 0,25%, xuống còn 575,82 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 879,48 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 16.561 tỷ đồng. - HNX-Index: Tăng 0,66%, lên 80,59 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 296,2 tỷ đồng, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 3.067,5 tỷ đồng. |
Trong tuần từ 14 - 18/3/2016, khối ngoại mua ròng khoảng 272,7 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch đạt gần 25 triệu cổ phiếu trên cả 2 sàn. Cụ thể: - HOSE:Khối ngoại mua ròng gần 21 triệu cổ phiếu, giá trị đạt gần 221,1 tỷ đồng. - HNX:Khối ngoại mua ròng gần 4 triệu cổ phiếu, giá trị đạt gần 51,6 tỷ đồng. |
|
Chính sách |
Thái Lan áp thuế tự vệ đối với Việt Nam Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Cục Ngoại Thương - Bộ Thương mại Thái Lan (DFT) đã ban hành thông báo Việt Nam không còn là đối tượng bị áp thuế tự vệ sau đợt điều tra rà soát thuế được tiến hành từ tháng 7/2015 do Việt Nam là nước đang phát triển có thị phần xuất khẩu sản phẩm nhỏ hơn 3%. Như vậy, kể từ tháng 3/2016, các doanh nghiệp xuất khẩu thép hợp kim cán nóng của Việt Nam sang thị trường Thái Lan sẽ không còn bị áp mức thuế tự vệ 44,2 - 42,95%. Tháng 11/2012, DFT đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép. Đến tháng 9/2013, DFT ban hành quyết định cuối cùng về mức thuế tự vệ, áp dụng trong vòng ba năm, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013 đến 26/2/2016 với mức thuế 44,2% cho năm thứ nhất, còn 43,57% cho năm thứ hai và về mức 42,95% cho năm thứ ba. Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 Ngày 01/3/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2016/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. - Mức tạm ứng NSNN đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên được thực hiện theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết, thay vì mức 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó theo quy định hiện hành. - Không áp dụng đối với trường hợp thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụng NSNN phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (hoặc thông qua đơn vị nhập khẩu ủy thác), phải mở L/C tại ngân hàng. Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị dưới 20 triệu đồng, mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện và theo đê nghị của đơn vị sử dụng ngân sách. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016. Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 Ngày 16/02/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2016/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực từ ngày 01/4/2016. - Việc cho thuê trực tiếp được áp dụng đối với tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (tính cả thời hạn cho thuê) có giá trị dưới 100 triệu đồng; tài sản không phải là trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất (như máy chiếu, thiết bị âm thanh, máy vi tính…). Trường hợp tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất có giá trị từ trên 100 triệu đồng trở lên thì áp dụng hình thức đấu giá. - Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp phải là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2012/TT-BTC ngày 06/02/2012. Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 10/3/2016 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 10/3/2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, từ ngày 25/3/2016, bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ kéo dài trong 4 năm: Mức thuế là 4.390.999 đồng/tấn từ ngày 25/3/2016 đến ngày 24/3/2017; sau đó sẽ giảm dần trong 3 năm tiếp theo với mức thuế tuyệt đối giảm 10% qua mỗi năm và không còn áp dụng từ ngày 25/3/2020. Thuế tự vệ trên không áp dụng đối với bột ngọt có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ và tổng lượng hàng hóa nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ. Quyết định này có hiệu lực từ 25/3/2016 Thông tư số 07/2016/TT-BTC Từ ngày 15/3/2016, Thông tư số 07/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/01/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (CTCK) chính thức có hiệu lực, với một số quy định như sau: - Đối với hoạt động cho vay: + CTCK không đuợc sử dụng tiền, tài sản của công ty hoặc của khách hàng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba. + Bỏ quy định CTCK không được đầu tư vượt quá 20% vốn chủ sở hữu để đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết; bổ sung quy định CTCK không bị hạn chế tỷ lệ đầu tư khi đầu tư chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục và quỹ mở giống như việc đầu tư quỹ chứng chỉ thành viên quy định tại Thông tư số 210/2012/TT-BTC; bổ sung quy định khi đầu tư vào dự án kinh doanh, CTCK không được đầu tư quá 15% vốn chủ sở hữu vào một dự án kinh doanh. - Đưa ra các sửa đổi liên quan đến quản lý chặt chẽ chỉ tiêu an toàn tài chính của các CTCK; bổ sung, sửa đổi một số trình tự thủ tục theo hướng chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn; bổ sung quy định mới về đầu tư nước ngoài và đưa ra định nghĩa mới về hoạt động cho vay... |
Nhận định chuyên gia |
WB: Trong Báo cáo “Triển vọng Kinh tế toàn cầu”, WB nhận định Việt Nam cùng 5 nền kinh tế (Myanmar, Philippines, Indonesia, Bangladesh và Ethiopia) là những nước sẽ có tăng trưởng cao trong năm 2016 và nhiều năm tiếp theo. Trong bối cảnh tăng đầu tư vào hạ tầng và công nghiệp, WB dự báo, Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân hàng năm 6%. Nguyên nhân: - Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy tư nhân hóa và khu vực nhà nước hiện chỉ chiếm 40% nền kinh tế. - Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GDP đã giảm, còn 18% trong năm 2015, trong khi, ngành sản xuất và dịch vụ chiếm 82% GDP. - Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ lực lượng lao động dồi dào; lương thực tế tăng và giá cả ổn định ở mức thấp.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS): Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa chính sách và biện pháp điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất. Dự báo trong năm 2016, mặt bằng lãi suất tăng nhẹ khoảng 50 điểm cơ bản ở các kỳ hạn.
Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, Alex Crane tại Hội thảo "Triển vọng đầu tư năm 2016 - Sự trở lại của bất động sản" nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam: - Bất động công nghiệp (kho bãi, hậu cần) chuyển động tích cực, có khoảng 299 khu công nghiệp đã đăng ký thành lập, trong đó có 212 khu đang hoạt động và sẽ có 251 khu sẽ được thành lập từ nay đến năm 2020. Trong 5 năm qua, giá đất công nghiệp và giá thuê vẫn ổn định dưới 5% và sẽ được duy trì trong thời gian tới. - Các hiệp định tự do thương mại sẽ cải thiện chuỗi cung ứng ngành bán lẻ, trực tiếp tác động đến bất động sản thương mại. - Luật cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở sẽ góp phần gia tăng nguồn cầu cho thị trường bất động sản. Hơn nữa, so với các nước trong khu vực, giá nhà Việt Nam vẫn còn thấp cũng giúp thu hút sự quan tâm đối với địa ốc. - Visa được nới lỏng sẽ tác động tích cực đến bất động sản nghỉ dưỡng.
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam sẽ sớm quay lại thời đỉnh cao 2008 nhờ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp hấp dẫn. Từ đầu năm 2016, sau khi chạm đáy trong phiên giao dịch ngày 21/1, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục 11% và VN-Index được nhận định sẽ tiếp tục tăng thêm 11% để cán mốc 642 điểm khi kết thúc năm.
Bà Vương Thủy Tiên, thành viên hội đồng thành viên Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam: Dư nợ cho vay tiêu dùng hiện nay chỉ chiếm khoảng 8% tổng dư nợ tín dụng cả nước và mới chỉ có khoảng 20% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn rất lớn. |