Sự kiện kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 23-28/5/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Dịch vụ |
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2016 ước đạt 757.244 lượt, giảm 4,1% so với tháng 4/2016 và tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2015; tính chung 5 tháng năm 2016 ước đạt 4.005.878 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu từ khách du lịch 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 167.464 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2015.(Theo Tổng cục Du lịch ngày 26/5) |
Doanh nghiệp |
Tính đến hết kỳ hạn công bố báo cáo tài chính quý 1/2016, có 372/379 công ty niêm yết công bố báo cáo tài chính, tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty niêm yết trên HNX là 2.867 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, 319 công ty niêm yết (86%) có lãi với tổng giá trị lãi đạt 3.060 tỷ đồng, tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, 50 công ty (14%) thua lỗ với tổng giá trị lỗ là 193 tỷ đồng, tăng 67,97% so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) |
Tính đến hết ngày 23/5/2016, tổng hợp số liệu về kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2016, doanh thu tăng 10,6%, lợi nhuận chỉ tăng 0,6%. Chỉ có 6 doanh nghiệp đạt lợi nhuận quý 1/2016 trên 1.000 tỷ đồng gồm: VNM (2.157 tỷ đồng), CTG (1.919 tỷ đồng), VCB (1.837 tỷ đồng), BID (1.659 tỷ đồng), GAS (1.315 tỷ đồng) và HPG (1.022 tỷ đồng). (Theo báo cáo thống kê của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng từ báo cáo tài chính quý 1/2016 của các công ty niêm yết) |
|
Trong 5 tháng đầu năm 2016: - Có hơn44.740 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 349.463 tỷ đồng, tăng 24,1% về số doanh nghiệp và tăng 59,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015; số vốn tăng thêm là 655.908 tỷ đồng; tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế (cả vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 1.005.371 tỷ đồng. - Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2015. - Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 532.000 người, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2015. - Có gần 13.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại thị trường. (Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) |
|
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Ngày 24/5, Chính phủ Nhật Bản quyết định viện trợ không hoàn lại khẩn cấp trị giá 2,5 triệu USD cho Việt Nam nhằm giúp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra trên diện rộng. (Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) |
Trong tháng 5/2016, cả nước thu hút thêm gần 3,3 tỷ USD vốn FDI, nâng tổng vốn FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm lên 10,16 tỷ USD, tăng 136,4% so với cùng kỳ năm 2015. Vốn FDI giải ngân ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2015. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được 398 dự án đăng ký mới, nâng tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,61 tỷ USD, chiếm 65,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. |
|
Ngân sách |
Tính đến cuối tháng 5, số thu ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 82.850 tỷ đồng, đạt trên 42% dự toán (195.800 tỷ đồng), tăng trên 9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, số thu nội địa ước đạt khoảng 76.955 tỷ đồng, đạt trên 43% dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015. Nguồn thu từ 4 loại thuế chính đều có sự tăng trưởng khá cao (thuế tiêu thụ đặc biệt có mức tăng cao nhất với gần 25%, thuế giá trị gia tăng tăng 17%, thuế thu nhập cá nhân tăng 16% và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng gần 14%). (Theo ông Lê Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) |
Xuất nhập khẩu |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 5/2015 đạt 29,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14,6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 15 tỷ USD. Giá trị nhập siêu là 400 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 134 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 67,7 tỷ USD, còn kim ngạch nhập khẩu đạt 66,3 tỷ USD. Giá trị xuất siêu ước đạt 1,4 tỷ USD. (Theo Tổng cục Thống kê) |
Tính đến ngày 18/5, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,072 triệu tấn, trị giá FOB trên 875 triệu USD, trị giá CIF 911,980 triệu USD, tăng hơn 15% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Sang quý 2, lượng gạo xuất khẩu và số lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu mới không nhiều, xuất khẩu gạo có xu hướng sụt giảm, do thiếu hợp đồng tập trung và tình hình cung cấp hạn chế trước khi vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu. Dự kiến xuất khẩu quý 2 đạt 1,5 triệu tấn, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA) |
|
Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản đạt 12,18 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,05 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,43 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2,69 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2015. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
|
Trong 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 128 nghìn tấn nhân điều, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD, giá điều xuất khẩu tăng khoảng 12%. Với ưu thế sản lượng điều khá lớn cùng với công nghệ chế biến hiện đại, ngành chế biến điều Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh trong 2 - 3 năm tới. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm do áp lực cạnh tranh gay gắt. (Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Lạm phát |
CPI tháng 5/2016 tăng 0,54% so với tháng 4/2016 và tăng 2,28% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2016, so với tháng 12 năm trước,CPI cả nước đã tăng 1,88%. Việc CPI tăng liên tiếp trong 8 tháng gần đây cho thấy, lạm phát có thể sẽ quay trở lại trong năm 2016. CPI năm 2016 tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng mạnh do: Tác động của thị trường thế giới lên giá lương thực, nhiên liệu; mặt bằng giá năm 2015 đã ở mức thấp kỷ lục tạo cơ hội cho giá các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2016. (Theo Tổng cục Thống kê ngày 24/5) |
Tăng trưởng tín dụng/huy động |
Trong tháng 5/2016, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Hà Nội đạt gần 1.301 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng 4 và tăng 5,1% so với tháng 12/2015; trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 0,2% (so với tháng 4) và tăng 3,9% (so với tháng 12/2015), dư nợ trung và dài hạn giảm 0,1% (so với tháng 4) và tăng 6,8% (so với tháng 12/2015). Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.461 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với tháng 4 và giảm 0,9% so với tháng 12/2015; trong đó, tổng tiền gửi tăng 1,1% so với tháng 4 và giảm 0,6% so với tháng 12/2015, phát hành giấy tờ có giá tăng 0,4% (so với tháng 4) và giảm 5,2% (so với tháng 12/2015). (Theo Cục Thống kê Hà Nội ngày 20/5) |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố một số chỉ tiêu cơ bản của các TCTD, trong đó: - Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 3/2016 tăng lên 2,62% so với 2,55% thời điểm tháng 12/2015. - Tổng tài sản trong tháng 3/2016 tăng hơn 130.000 tỷ đồng so với tháng 2, đạt hơn 7,5 triệu tỷ đồng. - Vốn tự có tăng gần 600 tỷ đồng, lên 582.817 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng hơn 1.300 tỷ đồng, lên hơn 462.000 tỷ đồng. - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm nhẹ xuống còn 12,67%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng nhẹ lên 30,86%. |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, với 3 ngày giảm giá, 2 ngày tăng giá và 1 ngày giá không thay đổi, vàng SJC đã giảm từ 480 - 540 nghìn đồng mỗi lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (28/5/2016), giá vàngmiếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: Tại thành phố Hồ Chí Minh là 33,2 - 33,43 triệu đồng/lượng; tại Hà Nội là 33,2 - 33,45triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. - Tập đoàn DOJI: 33,24 - 33,34 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 10 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu: 33,27 - 33,33 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 40 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. |
Tỷ giá |
Tính chung cả tuần qua, tỷ giá trung tâm đã giảm 3 đồng với 2 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 1 ngày giá không thay đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (28/5/2016), tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục được điều chỉnh tăng khá mạnh so với ngày 27/5: - Vietcombank: 22.350 - 22.420 đồng/USD, tăng 10 đồng ở cả hai chiều; - Vietinbank: 22.360 - 22.430 đồng/USD, tăng 20 đồng ở cả hai chiều; - BIDV: 22.360 - 22.430 đồng/USD, tăng 30 đồng ở cả hai chiều; - ACB: 22.360 - 22.430 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều mua vào và tăng 20 đồng chiều bán ra; - Eximbank: 22.360 - 22.420 đồng, tăng 20 đồng ở cả hai chiều. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tuần từ 23 - 27/5/2016, HNX đã tổ chức 2 phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành vào ngày 24 và 26/5, cụ thể: - Ngày 24/5, tổ chức đấu thầu 8.000 tỷ đồng, gồm 2 loại kỳ hạn: 5 năm (6.000 tỷ đồng) và 10 năm (2.000 tỷ đồng). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 5.930 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,18%/năm. + Kỳ hạn 10 năm: Huy động được 100 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,94%/năm. - Ngày 26/5, tổ chức đấu thầu 10.000 tỷ đồng, gồm 3 loại kỳ hạn: 5 năm (6.000 tỷ đồng); 15 năm (2.000 tỷ đồng) và 30 năm (2.000 tỷ đồng). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 4.050 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 6,18%/năm. + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 2.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 7,65%/năm. + Kỳ hạn 30 năm: Huy động được 1.532,3656 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 8%/năm. Tính chung từ đầu năm đến ngày 26/5/2016, KBNN đã huy động thành công 143.143,8566 tỷ đồng TPCP. |
Cổ phiếu |
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán trên cả 2 sàn HNX và HOSE đều giảm điểm. Tính chung cả tuần: - VN-Index giảm 6,7 điểm (1,09%) xuống 608,11 điểm. - HNX-Index giảm 0,36 điểm (0,74%) xuống 81,39 điểm. |
Trong tuần qua, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài khá ảm đạm, lượng mua bán trên cả 2 sàn đều giảm mạnh, nhưng khối ngoại đã có một tuần mua ròng khá mạnh. Tính chung trên 2 sàn,khối ngoại đã mua ròng 18,82 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 393,05 tỷ đồng, tăng 59,49% về lượng và gấp gần 2,5 lần về giá trị so với tuần từ 16 - 20/5. - HOSE:Khối ngoại đã thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp với 16,02 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 333,52 tỷ đồng, tăng 46,2% về lượng và 174,86% về giá trị so với tuần từ 16 - 20/5. - HNX:Khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng với 2,8 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 59,53 tỷ đồng, tăng 232,18% về lượng và 63% về giá trị so với tuần từ 16 - 20/5. |
|
Đàm phán - Ký kết |
Việt Nam và Hoa Kỳ - Ngày 23/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức buổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai nước, theo đó, nhiều thoả thuận, hợp đồng được ký kết: +Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn General Electric về phát triển 1.000 MW điện gió đến năm 2025. +Thỏa thuận đào tạo an toàn hạt nhân: Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực, trang bị kiến thức mua sắm hạt nhân, thiết kế xây dựng các nhà máy, cấp phép và kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân trong tương lai. + Thỏa thuận hợp tác phát triển năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân với 2 hợp đồng trị giá 35 triệu USD. +Công ty điện Tín Thành hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ Biomass Minnesota thiết kế, xây dựng nhà máy điện hơi đốt sinh khối. + Hoa Kỳ cũng dành một quỹ trị giá 1 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam xây dựng dự án an toàn đường bộ. + Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet (Việt Nam) và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Hoa Kỳ) đã ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay B737 MAX 200, trị giá 11,3 tỷ USD.Thời gian nhận hàng từ năm 2019 đến năm 2023. |
Chính sách |
Thông tư số 74/2016/TT-BTC Ngày 20/5/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2016/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016 - 2020. Số tiền thu được từ phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh được phân bổ như sau: Trích 40% để đưa vào Quỹ tích lũy trả nợ; (ii) 60% còn lại được sử dụng để bổ sung kinh phí hoạt động của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (ngoài phần ngân sách nhà nước cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên theo quy định hiện hành) cho các nội dung chi quy định tại Điều 4, Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 05/02/2016. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/7/2016 |
Nhận định chuyên gia |
Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thì hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ được tiếp cận toàn bộ thị trường ASEAN (600 triệu dân). Do đó, khi các nước đầu tư hàng hóa vào Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 600 triệu dân của ASEAN mà không có thuế nhập khẩu. Cả doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam đều sẽ được hưởng lợi nhờ TPP (về khả năng tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường…). Theo Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Trong 5 năm qua, Việt Nam đã giải ngân được 27,8 tỷ USD vốn vay ODA, gấp 3,5 lần giai đoạn 2001 - 2005.Lãi suất vay nước ngoài khoảng 1,7%/năm với kỳ hạn trung bình là 12,3 năm. Tuy nhiên tính đến hết năm 2015, vốn ODA đã ký nhưng chưa giải ngân còn khoảng 22 tỷ USD. Cần phải đẩy nhanh việc giải ngân vốn ODA đối với các dự án đã được ký kết, bởi nếu không thì Việt Nam vẫn phải trả phí 0,33%/năm. Với 22 tỷ USD thì khoản phí phải trả mỗi năm là không nhỏ. Mặt khác, đến năm 2017, chi phí huy động vốn có xu hướng tăng do nhiều khoản vay ưu đãi, vay ODA sẽ chuyển dần sang vay thương mại với lãi suất cao hơn và kỳ hạn ngắn hơn. Điều này sẽ tạo ra khó khăn, thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Lãi suất cho vay khó giảm, do: (i) Lạm phát năm 2016 (dù có thể giữ được mục tiêu dưới 5%) vẫn cao hơn đáng kể so với mức lạm phát năm 2015; (ii) Những áp lực từ bên ngoài đến tỷ giá và lãi suất: FED tăng lãi suất đồng USD và Trung Quốc phá giá đồng CNY; (iii) Việc giảm lãi suất cho vay phải dựa trên cân đối dòng tiền huy động của ngân hàng trong bối cảnh các kênhđầu tưtài chínhkhác như chứng khoán, bất dộng sản có sự phục hồi nhất định. Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội cho biết: Nguyên nhân chính khiến hơn 1 triệu lao động bị thất nghiệp là do kinh tế Việt Nam trong quý 1/2016 tăng trưởng chậm, nhiều lĩnh vực kinh tế giảm nhu cầu lao động nên số lượng việc làm cũng giảm theo. Ngày 26/5, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, quý 1/2016 cả nước có hơn 1,07 triệu lao động bị thất nghiệp, tăng thêm hơn 20.000 người so với quý 4/2016. |