Sự “lên ngôi” của xe điện, thực tế hay viển vông?
Xe điện, sự lên ngôi của xe điện. Tương lai xe điện. Phát triển xe điện có thực tế không. Xe điện ở khía cạnh kinh tế và tính bền vững của sản phẩm.
Về khía cạnh bền vững, chúng ta biết rằng, năng lượng hóa thạch là thứ được cho là hữu hạn, nhưng nhu cầu của con người ngày càng tăng lên làm mức độ khan hiếm của nó ngày càng khắc nghiệt. Sự khai thác quá mức các nguồn lực này không chỉ dẫn tới sự mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì chi phí ngày càng tăng cao, dẫn đến sự ra đi của doanh nghiệp là điều tất yếu.
Hơn nữa, nó dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái do sự khai thác quá mức nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Và các thế hệ sau sẽ là những người hứng chịu hậu quả của chúng ta. Nó giống như câu tục ngữ “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Ngoài ra, năng lượng hoá thạch là một dạng năng lượng không thể tái tạo, chẳng hạn than đá, xăng, dầu… và việc sản xuất, sử dụng nó tạo ra rất nhiều khí CO2. Đây cũng là nguyên nhân chính của sự khủng hoảng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, suy nhược đất đai.
Về khía cạnh kinh tế, trong lý thuyết dòng đời sản phẩm thì các sản phẩm xe động cơ đốt trong đã bắt đầu sang giai đoạn bên kia triền dốc. Điều này được thể hiện bởi các sản phẩm sử dụng xăng, dầu hầu như không có quá nhiều sự khác biệt, hay nói cách khác là các hãng đang có một thiết kế lấn át. Sự cạnh tranh hiện tại chỉ là sự nỗ lực “lắp ghép” các tính năng cho sản phẩm, và đặc biệt là giá thành ngày càng giảm.
Điều này không phải là có lợi cho người tiêu dùng bởi sự cạnh tranh như bạn nghĩ. Đồng ý là giá giảm, nhưng doanh nghiệp họ cũng đã thu hồi đủ chi phí đầu tư ban đầu, giờ cứ sản xuất và sinh lợi thôi. Tuy nhiên, sự cạnh tranh hiện thời đã làm các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong “hết vị”. Ngoại trừ một vài sản phẩm tạo ấn tượng đặc biệt với người tiêu dùng hoặc nhắm vào một số phân khúc đặc biệt.
Sự cạnh tranh khốc liệt và cạnh tranh về giá trong tương lai làm doanh nghiệp phải đối mặt với sự gia tăng về các chi phí bảo trì, sản xuất,…
Vì vậy, tổng hợp cả hai khía cạnh, các doanh nghiệp đang cần một sự đột phá trong sản phẩm nhằm tạo ra lợi ích trong tương lai.
Theo các quy tắc về kinh tế thì giai đoạn “xuống dốc” của sản phẩm này là “khởi đầu” cho giai đoạn một dòng sản phẩm mới. Và để có sự khởi đầu đó, công nghệ là tiền tố quan trọng cho quá trình. Sự chuyển mình đột phá đó được gọi là “Đổi mới đột phá”.
Trở lại câu hỏi ban đầu, mỗi người trong chúng ta đã có một câu trả lời cho riêng mình. Riêng tôi, dựa trên các yếu tố vĩ mô, tôi tin xe điện trong tương lai gần sẽ là hiện thực, và Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia với những tiềm năng cho những công nghệ xanh.