Sức mạnh của nền kinh tế chia sẻ
Trên mạng Internet, bất kỳ thứ gì cũng có thể được thuê. Thị trường cho thuê đã có qui mô lên tới 26 tỷ USD.
Tối qua, 40.000 người đã có được chỗ ở nhờ dịch vụ cung cấp 250.000 phòng ở 30.000 thành phố tại 192 nước. Chọn phòng và trả tiền thuê, tất cả đều được thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên, chỗ ở không được cung cấp bởi một vài cá nhân riêng lẻ hay một chuỗi khách sạn. Bên cho thuê và khách hàng được kết nối với nhau bởi Airbnb – một công ty có trụ sở ở San Francisco.
Kể từ khi công ty bắt đầu hoạt động năm 2008, dịch vụ này đã phục vụ hơn 4 triệu người (con số là 2,5 triệu chỉ riêng trong năm 2012). Đây là ví dụ chính xác nhất cho 1 “nền kinh tế sẻ chia” với qui mô khổng lồ trong đó mọi người trực tiếp thuê giường ngủ, ô tô, thuyền và cả những tài sản khác từ người khác. Mọi người hợp tác với nhau thông qua Internet.
Có thể, bạn nghĩ rằng việc này cũng không có nhiều điểm khác biệt so với dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên, khoa học công nghệ đã giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, khiến việc chia sẻ tài sản trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết. Sự thay đổi lớn nhất chính là khối lượng lớn các dữ liệu khả dụng về con người và tài sản. Điều này cho phép chia tách các tài sản vật chất và tiêu thụ chúng như 1 loại dịch vụ.
Trước khi có Internet, thuê 1 chiếc ván lướt sóng hoặc 1 chỗ đậu xe là điều có thể nhưng sẽ đem lại khá nhiều rắc rối. Giờ đây, nhũng website như Airbnb, RelayRides và SnapGoods giúp kết nối người sở hữu tài sản với người muốn đi thuê. Những chiếc smartphone được kết nối GPS giúp bạn tìm thấy chiếc xe có thể thuê ở vị trí gần nhất. Mạng xã hội cũng là 1 công cụ hữu hiệu trong khi hệ thống thanh toán online giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Cái gì của tôi thì cũng là của bạn, miễn là trả phí
Cái gì của tôi thì cũng là của bạn, miễn là trả phí
Giống như mô hình kinh doanh ngang hàng (peer – to – peer) của eBay giúp bất kỳ ai cũng có thể trở thành 1 nhà bán lẻ, các trang chia sẻ cho phép các cá nhân hành động như một nhà cung cấp dịch vụ thuê xe hoặc thuê phòng khách sạn khi phù hợp. Mô hình này phù hợp với những tài sản có giá quá đắt trong khi những người chủ sở hữu không sử dụng hết. Phòng ngủ và xe hơi là những ví dụ rõ rang nhất. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt như bạn có thể thuê chỗ đậu xe ở Thụy Điển, các cánh đồng ở Australia và máy giặt ở Pháp.
Rachel Botsman, tác giả của cuốn sách nghiên cứu về mô hình kinh doanh này, cho biết thị trường cho thuê peer – to – peer hiện đã có giá trị lên tới 26 tỷ USD. Ngoài việc giúp kết nối các cá nhân, các công ty cũng có thể kết nối với nhau thông qua mô hình này. Các công ty có thể thuê những văn phòng còn trống hoặc máy móc không sử dụng hết công suất.
Vấn đề cốt lõi của mô hình này chính là sự chia sẻ. và điều này mang lại một số lợi ích. Airbnb cho biết trung bình những người cho thuê nhà ở San Francisco cho thuê nhà trong 58 đêm/năm và thu về 9.300 USD. Những người cho thuê xe hơi trên RelayRides thu về số tiền 250 USD/năm và thậm chí một số còn kiếm được 1.000 USD.
Những người đi thuê cũng tiết kiệm được tiền khi không phải mua đồ vật hoặc đi thuê từ các công ty chuyên nghiệp. Ngoài ra, mô hình này còn đem lại lợi ích về môi trường: thuê 1 chiếc xe khi cần thiết thay vì sở hữu 1 chiếc xe có nghĩa là số lượng xe hơi sẽ giảm xuống.
Đối với không ít người, gặp gỡ những người bạn mới là một điểm hấp dẫn. Các thành viên thường bổ sung những đánh giá và xếp hạng về đối tác cùng thực hiện giao dịch.