Các nhà đàm phán ở Paris đang gặp khó khăn khi thuyết phục các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ ký thỏa thuận toàn cầu về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trong tuần này.
Giá trị cốt lõi của tài chính vi mô (TCVM) là cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ cải thiện đời sống, thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hướng đến phát triển toàn diện và bền vững. Bài viết này tìm hiểu kinh nghiệm phát triển các tổ chức TCVM (MFIs) Ấn Độ; từ đó, đưa ra khuyến nghị phát triển TCVM tại Việt Nam.
Trước diễn biến dịch Covid-19 hết sức phức tạp tại Ấn Độ, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam trước khi ký kết hợp đồng thương mại với doanh nghiệp Ấn Độ cần tìm hiểu các quy định, biện pháp chính sách mà địa phương áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh và lựa chọn giao dịch với doanh nghiệp lớn, uy tín.
Giá dầu thô quốc tế tiếp tục chịu áp lực giảm về mức 66 USD/thùng do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại Ấn Độ sẽ suy giảm khi dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng tại nước này.
Chỉ mới cách đây 2 tuần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Ấn Độ lên mức 12,5% - mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, hiện nay, khi Ấn Độ đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần 2, những nhận định tươi sáng này đang ngày càng lung lay.
Theo phân tích của CNBC về dự báo kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số thứ hạng đã thay đổi trên danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới do hậu quả của đại dịch Covid-19. Trong khi Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn là bốn nền kinh tế hàng đầu thì Ấn Độ đã mất vị trí thứ 5 và Brazil tụt khỏi bảng xếp hạng top 10.
Những nỗ lực trước đây của Ấn Độ nhằm kiểm soát tiền tệ chưa giải quyết được thực trạng đói nghèo của người dân, mà còn ngăn cản các công ty của quốc gia này cạnh tranh trên toàn cầu. Việc ban hành lệnh cấm tiền ảo dường như đây cũng không phải giải pháp tốt cho tình trạng hiện nay của nước này.