Xác định rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Luật Bảo vệ môi trường 2022 đã quy định rõ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường và các đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường.
Thông tư số 31/2023/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành đã sửa đổi, bổ sung việc chi phí lập nhiệm vụ, dự án tại mục 1 Phụ lục số 1 và mục 1 Phụ lục số 2 Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Cao điểm Tháng môi trường từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ngành, địa phương đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa. Đồng thời, 28 tỉnh/thành phố có biển trên toàn quốc có các hoạt động ra quân làm sạch bờ biển, đáp ứng yêu cầu sau thời gian ra quân hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ ngày 1–8/6/2023) không còn tình trạng rác thải trôi dạt bờ biển.
Với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm từ rác", Ngày Môi trường thế giới năm 2023 nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn...
Nhằm tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan truyền thông đại chúng tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung, chủ đề về bảo vệ môi trường.
Kiểm toán môi trường được xem là công cụ quản lý môi trường hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tại Cộng hòa Rwanda, việc kiểm toán môi trường được thực hiện với kiểm toán: ô nhiễm không khí công nghiệp, ô nhiễm nước thải công nghiệp, quản lý chất thải, đa dạng sinh học. Tại nước này, có 7 bước cơ bản trong hoạt động kiểm toán chất thải, là kinh nghiệm cho các nước, trong đó có Việt Nam có thể học hỏi.
Đến năm 2030, Việt Nam ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo cùng với năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường.
Bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ. Điều 153, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã nêu rõ các quy định về ngân sách nhà nước chi cho bảo vệ môi trường.
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) nêu rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của một số bộ, cơ quan ngang bộ.