Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Bến Tre đạt khá

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Bến Tre đạt khá

6 tháng đầu năm 2022, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực công nghiệp (CN) - xây dựng và khu vực dịch vụ phục hồi khá tốt sau đợt dịch Covid-19. Đây là số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, Bến Tre xếp thứ 55 so với cả nước và xếp thứ 11 của đồng bằng sông Cửu Long (đồng hạng với tỉnh Đồng Tháp). Đồng thời, Bến Tre rất khó để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2022 (từ 8 - 8,5%).
Bến Tre diện tích trồng dừa tăng lên hơn 77,2 ngàn ha

Bến Tre diện tích trồng dừa tăng lên hơn 77,2 ngàn ha

Hiện nay, chuỗi dừa đã hình thành 48 tổ hợp tác, 24 hợp tác xã, tổng diện tích thực hiện liên kết theo chuỗi 12.036,54ha, chiếm 16,5% tổng diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre. Trong đó, có 9.778,72ha diện tích dừa hữu cơ.
Hợp tác xã Bưởi da xanh Bến Tre là một mô hình điển hình cần được nhân rộng

Hợp tác xã Bưởi da xanh Bến Tre là một mô hình điển hình cần được nhân rộng

Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã (HTX) Bưởi da xanh Bến Tre đã xây dựng nền tảng nhận thức và niềm tin của người nông dân đối với HTX. Đây là những điều kiện cơ bản để đưa HTX phát triển bền vững trong thời gian tới. Khu phức hợp đa chức năng có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ đồng để xây dựng và trang bị máy móc thiết bị, do Tổ chức SOCODEVI của Canada tài trợ thông qua Dự án Phát triển hợp tác xã Việt Nam (Dự án VCED). Kho mát của HTX có thể trữ khoảng 20 tấn hàng tươi ở nhiệt độ 5oC. Hiện nay, HTX đã trang bị dây chuyền rửa bưởi, dây chuyền gồm nhiều thiết bị sản xuất nước ép trái cây...
Tạo thuận lợi lưu thông vận tải hàng hóa

Tạo thuận lợi lưu thông vận tải hàng hóa

TP. Bến Tre đang triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Thành phố tiếp tục kiểm soát chặt các hoạt động trên địa bàn từ ngày 10/9/2021 đến khi có thông báo mới. Trong đó, vận tải hàng hóa thiết yếu là một trong 10 hoạt động đang được quan tâm thực hiện.
Biến “nguy” thành “cơ” trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Biến “nguy” thành “cơ” trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Đứng trước thách thức giải quyết đầu ra cho nông sản tỉnh Bến Tre, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các địa phương để hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Đến nay, các chủng loại nông sản chủ lực đến ngày thu hoạch đã cơ bản được tiêu thụ hết, không tồn đọng, đổ bỏ. Nông sản Bến Tre tìm thấy nhiều cơ hội mới trong liên kết tiêu thụ với những doanh nghiệp (DN) “đầu tàu” đủ năng lực tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hỗ trợ nông dân thu hoạch và tiêu thụ nông sản

Hỗ trợ nông dân thu hoạch và tiêu thụ nông sản

Thời tiết thuận lợi, nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi, sản lượng ổn định. Các loại nông sản đang vào vụ thu hoạch như: củ cải, củ sắn, dưa hấu, đậu phộng, nhãn, chôm chôm, sò huyết... Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch, lưu thông và tiêu thụ nông sản của nông dân.
Bến Tre đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bến Tre đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X đã xác định: “Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền các cấp của địa phương này đang quyết tâm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Bến Tre tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Bến Tre tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản

Giãn cách xã hội trong tình hình dịch COVID-19 khiến việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông sản của người dân không dễ dàng như ngày thường. Đa dạng hóa kênh phân phối hàng hóa nông sản, cùng với những quyết sách đúng đắn kịp thời, giúp nông dân tháo gỡ khó khăn cho đầu ra nông sản.