Thừa hưởng hệ thống giao thông trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, thị trường bất động sản (BĐS) Cà Mau đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, là điểm “hạ cánh” tiềm năng cho giới đầu tư.
“Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân trong Tỉnh đều thống nhất về tư tưởng, quan điểm và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, đến ngày 28/2, toàn tỉnh đã giải ngân được 212,7 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, bằng 6,7% kế hoạch (3.152,7 tỷ đồng), thấp hơn so cùng kỳ năm 2021.
Tập trung nguồn lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển các thành phần kinh tế, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh... Ðây là những quan điểm, định hướng quan trọng của tỉnh Cà Mau tầm nhìn đến năm 2030.
Chiều 15/12, UBND tỉnh Cà Mau và Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T có buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả thực hiện cũng như thảo luận các chương trình hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư trong thời gian tới.
UBND tỉnh Cà Mau mới đây đã có quyết định chấp thuận cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Á Đông (Hà Nội) làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Khóm 5, Phường 9, TP. Cà Mau. Dư án có quy mô 13.2 ha, tổng số vốn đầu tư 724 tỷ đồng.
Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc là những yếu tố then chốt giúp tạo ra lượng hàng hoá lớn, tăng giá trị và sức cạnh tranh thương mại… Ðây là hướng đi tất yếu để tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Dự báo năm 2022, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp, nguy hiểm hơn; tiềm ẩn nhiều rủi ro về giá cả, lạm phát, tài chính, ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu; cạnh tranh thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp.
Những số liệu thống kê, báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau cho thấy, dù tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 nhưng, so cùng kỳ năm 2020, kinh tế của tỉnh (GRDP giá so sánh) vẫn tăng trưởng dương, ước tăng 0,92%(6 tháng đầu năm tăng 1,52%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 54,3 triệu đồng, tăng 2,9% so cùng kỳ.