Chính phủ Đức vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn như số ca mắc Covid-19 gia tăng đột biến, doanh nghiệp gặp khó vì chuỗi cung ứng gián đoạn, trong khi lạm phát tăng cao.
Hoạt động mua bán, sáp nhập của Trung Quốc năm ngoái tập trung ở châu Âu thay vì Mỹ do căng thẳng trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng, theo khảo sát của Baker McKenzie và Rhodium Group.
Ngày 26/1/2022, Vietnam Airlines cho biết, hãng vừa thực hiện hai chuyến bay đầu tiên chính thức nối lại các đường bay thường lệ giữa châu Âu và Việt Nam sau gần 2 năm gián đoạn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
IMF nhấn mạnh: “Kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 trong vị thế thấp hơn nhiều so với tính toán trước đây”, IMF nói nhiều đến những rủi ro suy giảm gây bất ngờ tính từ khi có biến chủng Omicron xuất hiện.
Sự lây lan của biến chủng mới đã khiến cho tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng cao trên khắp thế giới, người tiêu dùng vì vậy trở nên thận trọng hơn với những hoạt động cần đến sự tiếp xúc thể chất.
Tập đoàn Lộc Trời, cuối năm 2021 đã xuất khẩu lô hàng cuối với 4.170 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Điều đó đặt ra kỳ vọng gạo Việt xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở 80.000 tấn/năm.
Công ty điện lực Tây Ban Nha Iberdrola và H2 Green Steel của Thụy Điển dự kiến xây một nhà máy sản xuất hydro xanh trị giá 2,3 tỷ euro ở châu Âu - một ví dụ mới cho thấy lĩnh vực này ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
Vào ngày đầu tháng 12, Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao về đối ngoại và chính sách an ninh đã khởi động Cổng toàn cầu (Global Gateway), chiến lược mới của châu lục nhằm thúc đẩy các liên kết thông minh, sạch và an toàn trong lĩnh vực kỹ thuật số, năng lượng và giao thông, đồng thời củng cố các hệ thống y tế, giáo dục và nghiên cứu trên toàn thế giới. Theo giới quan sát quốc tế, sáng kiến trên có thể coi là đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.