Hiện nay, các máy ATM Bitcoin còn thiếu các tiêu chuẩn tuân thủ về định danh khách hàng, và lỗ hổng này có thể biến máy trở thành phương tiện để rửa tiền hoặc cho các hoạt động bất hợp pháp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức trung gian tài chính phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền, nhất là đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán.
Phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng đã và đang được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu về pháp luật phòng, chống rửa tiền qua tổ chức tín dụng của Hoa Kỳ sẽ góp phần gợi mở cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực này.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) và Ban thư ký các tổ chức khu vực dạng FATF (FSRB), trong bối cảnh, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng hiện nay, nguồn lực dành cho công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ở một số quốc gia đã và đang có xu hướng suy giảm, thậm chí ở một số quốc gia đã tạm thời dừng hoạt động này, để ưu tiên nguồn lực cho hoạt động động ứng phó với dịch Covid-19.
Để tăng cường kiểm soát và ngăn ngừa hoạt động phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng, pháp luật Singapore đã quy định khá cụ thể về nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng. Bài viết nghiên cứu hành lang pháp lý về phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng của Singapore, từ đó nhằm gợi vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý phòng, chống rửa tiền.
Theo khảo sát gần đây của Công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO, 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tăng cường các nỗ lực chống rửa tiền. Tuy nhiên cũng có nhiều người bày tỏ sự không chắc chắn làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, cập nhật và hướng dẫn triển khai các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố sửa đổi, bổ sung tại 3 nghị định sau: Nghị định số 81/2019/NĐ-CP; Nghị định số 87/2019/NĐ-CP và Thông tư số 20/2019/TT-NHNN.
"Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các giao dịch tài chính quốc tế ngày càng đa dạng... đã đặt ra nhiều thách thức cho từng quốc gia và hệ thống ngân hàng trong phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố...", ông Nguyễn Văn Du - quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại Hội thảo "Phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố" vừa qua.
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ, với số lượng khách hàng có các hợp đồng “khủng” ngày càng tăng. Đối với những hợp đồng lớn cũng chứa đựng nhiều rủi ro và quan ngại trong công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.