Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất hiện nay đang được ngành Hải quan tập trung triển khai.
Sau 32 năm xây dựng và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đến nay hệ thống CNTT ngành Thuế đã phát triển một cách toàn diện, điện tử hóa trong tất cả các khâu nghiệp vụ quản lý thuế.
Sự phụ thuộc vào dữ liệu và công nghệ thông tin (CNTT) có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và quy trình kiểm toán. Kiểm toán viên (KTV) có thể giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục kiểm toán bằng những hiểu biết toàn diện về môi trường CNTT của tổ chức, đánh giá các biện pháp kiểm soát và thực hiện các thủ tục liên quan.
Theo ông Lê Đức Thành - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số được coi vừa là động lực mang tính quyết định, là chìa khóa dẫn đến thành công của cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan trong thời gian vừa qua.
Trong số 80 công cụ, phần mềm hỗ trợ thêm cho công tác quản lý thuế do các cục thuế xây dựng, Tổng cục Thuế đã lựa chọn ra 19 công cụ đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế đang được Tổng cục Thuế, các cục thuế chú trọng triển khai trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu này điều tra tác động của sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông đến sự ổn định tài chính của hoạt động ngân hàng, dựa trên dữ liệu bảng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi, từ năm 2010 đến năm 2020. Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định tài chính trong hệ thống ngân hàng. Bằng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu và đầu tư vào công nghệ thông tin có mối tương quan tích cực với sự ổn định của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mô lớn hơn. Để kết luận, chúng tôi đề xuất một số chính sách quản trị và quản lý vĩ mô nhằm nâng cao sự ổn định của các ngân hàng thương mại.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) vừa yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đơn giản hóa TTHC trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông thủ tục và tái sử dụng dữ liệu để công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, hướng đến sự bình đẳng, tránh chồng chéo, phát sinh TTHC "con".
Nhằm cung cấp ngày càng nhiều các tính năng, tiện ích trên ứng dụng VssID, đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân và người lao động, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng VssID.
Trong thời gian qua, ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm mang tới những lợi ích tối ưu cho người thụ hưởng các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, nên ngành BHXH Việt Nam đã mang lại nhiều tiện lợi cho hoạt động quản lý nghiệp vụ của Ngành, cũng như tạo sự hài lòng cho các đối tượng thụ hưởng.
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của nhân tố năng lực công nghệ thông tin và năng lực đổi mới sáng tạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp khảo sát phân tầng được thực hiện trên 536 quan sát từ các nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính được thực hiện để kiểm định các giả thuyết đã được đặt ra. Kết quả cho thấy, năng lực công nghệ thông tin và năng lực đổi mới sáng tạo có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhân tố trung gian là định hướng kỹ thuật số.