Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020. Đề án là dấu mốc then chốt kích hoạt và mở đường cho kinh tế ban đêm phát triển bài bản như một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Trong năm 2021, để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.
Thực tiễn triển khai công tác điều hành giá trong những năm qua có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý, điều hành giá trong giai đoạn tới.
Để khắc phục các khó khăn và đạt được các mục tiêu tại các bệnh viện thì phương pháp 5S là các kỹ thuật cơ bản cho phép tăng hiệu quả và năng suất trong khi vẫn đảm bảo một môi trường tổ chức dễ chịu. Trên thực tiễn, tiêu chuẩn 5S được thực hiện qua 5 quá trình cơ bản: Seiri (Sàng lọc) , Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), Shituke (Sẵn sàng).
Qua kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất của DNNN cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2011-2017 tại 5 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Quảng Ninh, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực VI nhận thấy phần lớn DN đưa ra phương án sử dụng đất không phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh; còn tình trạng DN cố giữ đất để trục lợi từ quyền thuê đất nhà nước hoặc chờ cơ hội để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện tháng 10 ước đạt 152,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng ước đạt 1.253,16 nghìn tỷ đồng.
Hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công là một chính sách quan trọng thể hiện xuyên suốt từ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.