Theo Bộ Y tế, đến ngày 22.10, tất cả các tỉnh thành đã thực hiện việc đánh giá cấp độ dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, có 26 địa phương ở vùng xanh, trong đó có Thủ đô Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ở vùng vàng (cấp độ 2). Trước đó, Bình Dương là địa phương duy nhất ở mức cam, hiện đã cập nhật đánh giá mức độ dịch và đạt mức vàng.
Tại cuộc họp nghe báo cáo về tình hình quản lý giá vật tư, dịch vụ y tế, đặc biệt là giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 chiều 21/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính nghiên cứu các biện pháp trong quản lý điều hành giá, bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo nhận định của chuyên gia, thị trường bất động sản ở những địa phương có khả năng sớm sôi động trở lại sẽ bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc.
Các nhà đầu tư đang sẵn sàng cho một giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ khác tại Mỹ. Nhưng khi hoạt động kinh doanh tiếp tục phục hồi hậu COVID, lại có những vấn đề mới phát sinh khiến Phố Wall lo ngại, trong đó bao gồm những khó khăn về chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát.
Theo thông tin từ cuộc họp sáng 9/10 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Do tác động tiêu cực của dịch COVID-19, bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2021 có nhiều gam màu trầm, nhiều chỉ số vĩ mô bị kéo giảm sâu. Trong đó, lần đầu tiên GDP hàng quý ghi nhận mức tăng trưởng âm 6,17%; nhập siêu hơn 2 tỷ USD trong 9 tháng; ngành du lịch gần như “đóng băng” hoàn toàn...
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu vốn vay của nhiều nhóm đối tượng tăng cao, nhất là tháng 11 - thời điểm được kỳ vọng nền kinh tế có thể tương đối phục hồi. Theo đó, việc mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân và hộ kinh doanh dịch vụ thương mại, đặc biệt là các tiểu thương sẽ là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng thương mại (NHTM) những tháng cuối năm.
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến thảm họa sức khỏe cộng đồng toàn cầu và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành CNHT Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bài viết xem xét thực trạng ngành CNHT Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt tại bối cảnh đại dịch COVID-19, từ đó đưa ra giải pháp phát triển ngành thời gian tới.
Châu Âu đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phục hồi ngành du lịch khu vực, trong đó ban hành chứng nhận vaccine mang tên là "EU Digital COVID certificate" (EUDCC) giúp du khách có thể di chuyển dễ dàng hơn giữa các quốc gia thành viên.