Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan toả tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế trong thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI.
Hơn 30 năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế. Dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thu hút được 33.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 394 tỷ USD, các dự án này đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các đối tác Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào Việt Nam trong 2 năm đầu thực thi chưa khả quan so với trước. Tuy nhiên, CPTPP được coi vẫn sẽ góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho dòng vốn FDI trong tương lai.
Với chính sách ưu đãi, khuyến khích động viên thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, các chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi cao,
Bài viết phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2010 - 2018 nhằm làm rõ vai trò quan trọng của vốn này đối với phát triển kinh tế của địa phương thông qua 3 chỉ tiêu: Ðóng góp lớn vào nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; Tạo động lực tăng trưởng GDP thông qua giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu; Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động tại tỉnh Bình Phước. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp để tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới. Thông qua số liệu điều tra và phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến liên kết vùng trong thu hút FDI, bài viết sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá tình hình liên kết vùng trong thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kết quả cho thấy, có 4 nhân tố chính: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực có tác động nhất định đến liên kết vùng kinh tế trọng điểm để thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm.
Vẫn luôn được coi là một trong 4 động cơ quan trọng của cỗ xe tăng trưởng Việt Nam, nên không khó hiểu vì sao, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giờ đây trở thành một “mũi giáp công” giúp kinh tế Việt Nam phục hồi. Vấn đề là làm sao “kích” động cơ này hoạt động nhanh, mạnh, hiệu quả hơn.
Theo số liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố, các chỉ số đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Điều này không quá bất ngờ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu.