Đại dịch COVID-19 đang tác động đến khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, có thể thấy, đây chỉ là những khó khăn mang tính thời điểm vì trong thách thức vẫn nhìn thấy những cơ hội.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo về Triển vọng phát triển châu Á năm 2019, trong đó đi ngược với tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nước khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ tăng trưởng 6,9% thay vì 6,8% như con số ước tính trước đó.
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự tác động về kinh tế của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI có những đóng góp tích cực tới sự phát triển kinh tế địa phương thông qua đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên còn nhỏ so với quy mô, lợi nhuận và giá trị sản xuất được tạo ra; tác động lan tỏa của FDI còn hạn chế... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu thu hút 35 - 36 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây cũng là nội dung được các đại biểu quan tâm khi thảo luận về Dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tại Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Theo TS. Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tăng thu hút FDI rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chất lượng FDI.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), để cơ cấu lại chính sách, gạn đục khơi trong luồng vốn và xử lý các vấn đề phát sinh…
Từ ngày 6/9/2019, việc quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo Thông tư số 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.