Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Với chính sách ưu đãi, khuyến khích động viên thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, các chiến lược thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi cao,
Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút được nhiều nhất các dự án FDI. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào địa phương này vẫn chưa hoàn toàn cân xứng với tiềm năng phát triển của Tỉnh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích tình hình dòng vốn FDI vào Bình Dương thời gian qua và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút dòng vốn này trong tương lai.
Đánh giá mức độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 29/12/1987, đánh dấu bước ngoặt cho việc chính thức hóa dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam.
Từ chủ trương đúng đắn đó, trải qua chặng đường hơn 30 năm đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã là một trong những quốc gia có tiềm lực thu hút FDI thành công nhất trong khu vực và thế giới được nhiều quốc gia đánh giá tốt.
Bình Dương là một trong các tỉnh, dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI. Đến nay, tỉnh Bình Dương có 48 Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000ha, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam.
Hiện nay, nhà đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Bình Dương, chủ yếu là từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc… Để mở rộng quy mô, Bình Dương cũng đang quy hoạch phát triển thêm 34 KCN với tổng diện tích 14.790ha.
Tác giả tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Bình Dương dựa trên các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ (2011); nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuận (Trường Đại học Thương mại). Các yếu tố được đặt giả thuyết tác động việc thu hút FDI tại tỉnh Bình Dương như sau: Cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư, môi trường sống, lợi thế ngành đầu tư, chất lượng dịch vụ, thương hiệu của địa phương, cạnh tranh chi phí, sự thoả mãn nhu cầu đầu tư.
Nghiên cứu đã được tiến hành với đối tượng khảo sát là những doanh nghiệp FDI với các mô quy khác nhau từ lớn, nhỏ, siêu nhỏ tại Bình Dương để thu thập những ý kiến. Các đối tượng thực hiện khảo sát là những nhân viên kỳ cựu, CEO, Giám đốc… của các công ty FDI. Kết quả thu được 91 phiếu khảo sát với đủ thông tin cần thiết để đưa ra thông tin phân tích, từ đó có thể phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết quả tổng hợp được từ 91 phiếu khảo sát cho thấy, trong các yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài thì nhóm yếu tố nguồn nhân lực được đánh giá tốt nhất khi 4/4 biến quan sát đều có giá trị trung bình lớn hơn hoặc bằng 4,0. Điều này có nghĩa là nguồn nhân lực ở Bình Dương là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư.
Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì yêu cầu mà các nhà đầu tư đặt ra cho người lao động ngày càng nhiều nên việc bắt kịp xu hướng, trau dồi thêm kiến thức và sự nỗ lực không ngừng của người lao động đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào nguồn nhân lực chất lượng cao ở địa phương. Các nhà đầu tư đều đánh giá nguồn nhân lực ở Bình Dương chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Trong nhóm nguồn nhân lực, thì hầu như các doanh nghiệp FDI đều không bị gặp bất kỳ trở ngại về ngôn ngữ.
Trái lại, giá thuê đất ở Bình Dương được các doanh nghiệp FDI nhận định là không rẻ và chưa đạt mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi điểm trung bình là 3,26. Đồng thời, trong nhóm yếu tố chi phí cạnh tranh thì giá điện, nước, cước vận tải vẫn chưa hợp lý.
Ngoài ra, môi trường sống cũng chưa thực sự được các nhà đầu tư FDI đánh giá cao ở Bình Dương vì hệ thống trường học chỉ đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư ở mức bình thường (khi chỉ có điểm trung bình 3,31). Từ đó có thể hiểu rằng, các yếu tố về chi phí cạnh tranh và môi trường sống thì Bình Dương chưa thực làm tốt và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư FDI.
Đánh giá những tác động đến môi trường
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư theo hình thức FDI cũng dẫn đến những hạn chế trong vấn đề môi trường. Bình Dương có lượng nước thải rất lớn và rất ô nhiễm. Tổng lượng nước thải một ngày của Bình Dương khoảng 190.000 m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp.
Môi trường nước tiếp nhận các nguồn nước này là hồ, kênh, mương và sông gây nên tình trạng ô nhiễm phải thông cống nghẹt Bình Dương. Hầu hết các cơ sở đều xả nước thải xuống các sông thoát nước chính của thành phố. Nhiều tài liệu cho thấy, nguồn nước Bình Dương xuất hiện các chất có chứa chất lơ lửng, nước bị ô nhiễm hóa học, cơ học các kim loại nặng rất cao.
Tầng nước ngầm cung cấp nước cho các nhà máy hiện nay cũng đã bị ô nhiễm và phải sử dụng biện pháp hút hầm cầu Bình Dương. Môi trường không khí cũng chung tình trạng tương tự khi kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu công nghiệp đều có xu hướng tăng dần.
Trung bình tổng lượng chất thải rắn ở Bình Dương mỗi ngày là 3.500 tấn, Bình Dương đang bị ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đột biến về khối lượng và thành phần các loại chất thải rắn. Ở các khu công nghiệp, chất thải rắn không được qua phân loại nên quá trình xử lý còn thụ động chưa có hiệu quả.
Rác thải ở các bệnh viện rất nguy hiểm nhưng xử lý bằng cách chôn lấp gây hại rất lớn đến ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực đó. Đặc biệt là vị trí khu dân cư gần cụm công nghiệp tập trung nhiều nhà máy sản xuất thuộc xã An Phú – huyện Thuận An, kết quả quan trắc nồng độ bụi luôn vượt quy chuẩn cho phép qua các năm. Tình trạng này đã gây ô nhiễm môi trường, làm người dân bức xúc.
Trong các nghiên cứu về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường, các nhà kinh tế lại cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường. Trước những thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, Bình Dương xác định, đặt môi trường làm tiêu chí cấp phép.
Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI trong thời gian tới
Trong những tháng đầu năm 2020, không chỉ ở Bình Dương mà các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19, dẫn đến kinh tế, xã hội cũng có nhiều sự biến động khôn lường.
Trước tình hình này, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đã có những giải pháp giải quyết để tình hình dịch bệnh không tác động mạnh mẽ đến kế hoạch kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài đến Bình Dương. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch với phương pháp quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Với những định hướng trên, để đạt lợi ích kép thu hút FDI và phát triển bền vững, những giải pháp mà Bình Dương cần thực hiện gồm:
Thứ nhất, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các khu vực khác.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là ở cấp địa phương gắn với quá trình cấp quản lý nhà nước nói chung và đầu tư nói riêng. Phân cấp cần đi đối với trách nhiệm rõ ràng của từng cá nhân trên cơ sở lấy lợi ích chung của xã hội làm căn cứ đánh giá. Ở cấp địa phương, cần có chính sách nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để tăng năng suất làm việc.
Phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ cũng như thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao sẽ giúp thu hút thêm nhiều đối tác tiềm năng cho Bình Dương trong tương lai. Ngoài ra, cần tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời các khó khăn và vướng mắc của DN, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương thức đào tạo nghề để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp là điều cần quan tâm sâu sắc. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều nước khác nhau đến Bình Dương đầu tư, mang theo nhiều khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Nếu lực lượng lao động của tỉnh Bình Dương không đáp ứng được trình độ để thích ứng với những đổi mới đó thì rất khó có thể thu hút thêm nhiều các dự án FDI vào Bình Dương.
Theo tác giả, cần triển khai Đề án dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho người dân của Tỉnh; Tập trung nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức cho lực lượng lao động mới có thể đáp ứng được tốt nhu cầu cầu sử dụng lao động ngày càng cao của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.
Thứ hai, đề ra nhiều biện pháp hiệu quả để thu hút các công ty đa quốc gia lớn có tiềm năng về công nghệ cũng như tận dụng tối đa thế mạnh của khả năng phát triển và nghiên cứu các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ, ngoài môi trường đầu tư chung đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư cũng nên có chính sách ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, không áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đại trà mà chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực đáp ứng được các điều kiện để nhận được những ưu đãi. Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan; Có nhiều biện pháp có thể áp dụng như ưu đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng), chính sách ưu đãi
Thứ ba, học hỏi kinh nghiệm quốc tế.
Bài học ở đảo quốc Sư tử Singapore cũng mang lại những giá trị quý giá cho tỉnh Bình Dương khi thu hút FDI (Singapore xác định rõ 3 lĩnh vực đầu tư chủ yếu áp dụng cho từng giai đoạn cụ thể). Bình Dương cần phải xác định được lĩnh vực mà Tỉnh muốn hướng đến thu hút FDI. Những lĩnh vực đó có thể là lĩnh vực điểm mạnh của Tỉnh, hay những lĩnh vực có ít nhà đầu tư đến Bình Dương hay lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh… Ngoài việc xác định các lĩnh vực cốt lõi, việc xác định thời gian và chia giai đoạn phù hợp với từng lĩnh vực và từng giai đoạn phát triển của Tỉnh cũng quan trọng không kém.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động tạo dựng hình ảnh của Bình Dương để thu hút FDI.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện đại hoá, để có thể thu hút nhiều đối tác đầu tư nước ngoài, Bình Dương cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, gây dựng hình ảnh của Tỉnh; Cần cải thiện, tuyên truyền tốt hơn môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Tỉnh cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện quy hoạch về thu hút FDI, với định hướng ưu tiên thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa; gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Thủ Dầu Một dưới số hiệu DT.21.1-001
Tài liệu tham khảo:
1. Phùng Xuân Nhạ (2007), Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia;
2. Cao Tấn Huy (2018), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Tạp chí Kinh tế, (39), tr.26-30;
3. Lý Thị Ngọc Dung (2015), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút các dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh An Giang;
4. Nguyễn Viết Bằng, Lê Quốc Nghi, Lê Cát Vi (2016), Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
5. UNCTAD, World Investment Report 2006, 2007, 2008 (WIR);
6. “The determinant of foreign direct investment in Southeast Asia: Malaysia, Philippines and Thailand” - Mohamad Helmi, Puteri Iylia Aisyah (2019).