Diễn biến thị trường tháng 4/2022 cho thấy một đợt giảm mạnh ngoài dự đoán đối với nhà đầu tư và đã kéo dài sang tháng 5 với VN-Index lùi qua mốc 1.200 điểm.
Xuất khẩu trong tháng 4 tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ nhờ xuất khẩu điện tử nở rộ. Có thể thấy Việt Nam đã vươn mình, lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất công nghệ của thế giới, giành thêm nhiều thị phần trong mảng xuất khẩu điện thoại và bộ vi xử lý.
Hệ số xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện trong những năm gần đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bền vững. Đây là nền tảng quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt mức XHTN quốc gia ở mức Đầu tư đến năm 2030, từ Baa 3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với Standard & Poor's (S&P) và Fitch Ratings), góp phần giảm rủi ro tín dụng quốc gia.
Sáng ngày 13/5/2022, tại TP. Hạ Long - Quảng Ninh, Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các ngân hàng tư vấn, hỗ trợ cho Việt Nam về công tác xếp hạng tín nhiệm (XHTN) quốc gia tổ chức Hội nghị phổ biến “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030”. Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại chủ trì Hội nghị.
Đất nền vẫn được đánh giá là một trong những phân khúc có biên độ sinh lời tốt nhất trong lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường liên tục có những điều chỉnh theo hướng bị siết chặt, các nhà đầu tư cần thận trọng để tránh tình trạng vô tình “lướt sóng thành cư dân”.
Thị trường bất động sản công nghiệp đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực, tiếp tục sôi động với nhiều dự án mới và trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn FDI về Việt Nam.
Với nhiều lợi thế bền vững về phát triển công nghiệp, sở hữu quỹ đất rộng, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Bình Phước đang là “điểm sáng” đầu tư tại thị trường phía Nam.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/4/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt trên 10,8 tỷ USD, tăng 88,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp rõ ràng là cú sốc đối với mọi thị trường, nhất là thị trường tài chính. Trong bối cảnh không chắc chắn, nhìn nhận của giới đầu tư về tương lai thị trường thường được phản ánh vào diễn biến giá các tài sản được coi là ổn định hay trú ẩn an toàn là vàng. Bài viết nhận diện yếu tố tác động đến giá vàng, từ đó làm rõ về sức hút của vàng trong năm 2022.
Nhiều động lực tăng trưởng khác nhau của Việt Nam đã được khai thác khá hiệu quả trong năm 2021. Vấn đề đặt ra là động lực nào cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022? Trên cơ sở đánh giá lại những động lực tăng trưởng kinh tế, bài viết xác định một số động lực tăng trưởng cho năm 2022 ở Việt Nam gồm: Xuất khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng nội địa. Để tận dụng tốt các động lực tăng trưởng mới, Chính phủ sẽ phải thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, nhưng có thể tập trung vào các gói hỗ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách tài khóa, thúc đẩy đầu tư công và tiêu dùng nội địa.