Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 4,6 triệu USD để giúp Chính phủ Việt Nam tăng cường các quan hệ đối tác công – tư (PPP), phát triển khu vực tư nhân, và cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 2/7/2021 nêu rõ các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong một số lĩnh vực.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 làm cơ sở rà soát Kế hoạch duy trì công ty TNHH một thành viên, chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
Để đảm bảo số thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nộp vào ngân sách nhà nước theo kế hoạch, theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cần tập trung cổ phần hoá, thoái vốn tại các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần rà soát danh mục các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà Nhà nước dự kiến sẽ cổ phần hóa đến năm 2025 trước khi trình Thủ tướng phê duyệt.
Đó là một trong những nội dung của công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật được nêu tại Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước".
Mặc dù đấu thầu qua mạng mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính, tuy vậy, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) vẫn chưa mặn mà với hình thức này. Bằng chứng là trong năm 2020, các doanh nghiệp này chỉ chiếm hơn 20% tỷ lệ gói thầu cũng như giá trị thực hiện đấu thầu qua mạng.
Từ ngày 28/6/2021, doanh nghiệp (DN) cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất của DN đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị DN gửi cơ quan chủ quản phê duyệt theo quy định.