Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên cho chuyển đổi số, trong đó có ngành tài chính, y tế và giáo dục. Thực hiện chương trình này là một trong những mục tiêu chính của Chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam, giai đoạn 2021-2030. Theo nhận định của các tổ chức trong và ngoài nước, Việt Nam có rất nhiều dư địa để thực hiện chuyển đổi số và cần tận dụng tốt các cơ hội để tạo sức mạnh cho nền kinh tế "hậu đại dịch COVID-19".
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18/12/1986 xác định phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy về kinh tế và đề ra phương hướng trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế; triển khai thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu; cho vay phục vụ nhu cầu đời sống; xây dựng, là 4 lĩnh vực được nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) lựa chọn là động lực chính tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD trong 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.
Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực. Với 15 nước thành viên chiếm gần 30% dân số thế giới (2,2 tỷ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỷ USD), RCEP - khối thương mại được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một động lực chính thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế cho toàn bộ khu vực.
Vừa qua, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. Qua xem xét, hội đồng đã chọn được 32 sản phẩm, bộ sản phẩm tiêu biểu.
Đô thị hóa đúng hướng luôn là quá trình tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế ở bất kỳ địa phương nào. Chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực thực hiện các chính sách nhằm phát triển đô thị phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.
Đẩy mạnh đầu tư công, hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng tạo động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công và triển khai các gói hỗ trợ, thì chính sách tiền tệ nới lỏng được cho sẽ là một trong những động lực cho nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.