Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công và triển khai các gói hỗ trợ, thì chính sách tiền tệ nới lỏng được cho sẽ là một trong những động lực cho nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.
Chủ động chuẩn bị chu đáo cho việc trở lại trạng thái “bình thường mới”; quan tâm tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp có nguồn lực phát triển sau dịch bệnh; tận dụng các cơ hội thu hút đầu tư… là sự chuẩn bị của TP. Hà Nội nhằm tạo lực đẩy nhằm đưa kinh tế tăng tốc khi thời cơ đến.
Ở góc độ hoạt động ngân hàng và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, cần nhận diện và phát huy các yếu tố là động lực nhằm duy trì và tạo đà cho tăng trưởng khi dịch bệnh được kiểm soát.
Ngày 27/8/2021, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Kết luận số 426–KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU về “Phát triển hệ thống đô thị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, ngày 26/10/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến năm 2025.
Trong bối cảnh những động lực tăng trưởng hiện có đang dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện năng suất lao động tổng thể nền kinh tế.
Trước Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026, nhiều cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm đến việc triển khai các dự án lớn, dự án quan trọng. Đây là những dự án (DA) khi đầu tư xây dựng hoàn thành sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên.
Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng. Sở, ngành và địa phương cũng chủ động đối thoại với doanh nghiệp (DN) nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Song, cơ sở hạ tầng của thành phố dù được tập trung đầu tư nhưng vẫn còn thiếu tính kết nối, huy động các nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Ðể huy động nguồn lực cho thành phố, cần chính sách thu hút đầu tư hiệu quả hơn.
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 “Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố ngày 29/7/2021 đưa ra 3 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021. Đồng thời, các khuyến nghị chính sách để cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô trong bối cảnh biến động toàn cầu do đại dịch Covid-19 cũng đã được đưa ra.
6 tháng đầu năm 2021, kinh tế vĩ mô trong nước được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát tốt. Kinh tế tăng 5,64% là mức tăng tương đối khả quan trong bối cảnh diễn biến phức tạp của COVID-19.
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, mục Dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới, Đảng ta nhận định: “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0), nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc”1.