Hầu hết tăng trưởng trong khu vực dịch vụ tập trung ở các ngành và lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng thấp, chưa nằm ở các lĩnh vực dịch vụ “đổi mới sáng tạo toàn cầu” có năng suất cao hơn.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công, cơ quan có thẩm quyền cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công; đồng thời, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn... Điều này giúp khơi thông nguồn lực vốn đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Với vai trò là trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của miền duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng đang đặt mục tiêu bứt phá mạnh mẽ, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực, là vùng động lực tăng trưởng của cả nước.
Liên kết vùng có vai trò quan trọng trong phát triển, là một trong những động lực cho tăng trưởng. Do đó liên kết vùng cần phải dài hơi, đi trước một bước và phải coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch đầu tư) công bố cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn 0,68% so với GDP 6 tháng đầu năm 2021 (GDP 6 tháng đầu năm 2021 là 5,74%).
Việc bắt giữ và xử phạt nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và tung tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán (TTCK) khiến giới đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục. Trong phiên cuối tuần ngày 15/4, tuy chỉ số VN-Index thủng mốc 1.460 điểm, song vẫn có khá nhiều yếu tố nền tảng để giúp thị trường giữ đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2022 của VNDIRECT dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1.700 -1.750 điểm trong năm 2022; trên cơ sở P/E khoảng 16 -16,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận 23% so với cùng kỳ.
Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng Ninh Thuận tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lĩnh vực thu hút vốn các thành phần kinh tế tiếp tục là điểm sáng, góp phần thúc đẩy GRDP tăng 10,04%.
Hiện nhiều nước trên thế giới quan ngại các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ đại dịch Covid-19 để thâu tóm các công ty chủ chốt nội địa với giá rẻ. Chính phủ nhiều nước thuộc EU, Ấn Độ, Nhật Bản... đã đưa ra cảnh báo và bổ sung các chính sách bảo vệ các ngành kinh tế quan trọng.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thập niên qua đã tăng gấp 10 lần, nhưng hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng mang lại còn nhiều hạn chế. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công, lắp ráp, không gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Để tăng cường thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn đầu tư này, cần có tư duy và cách làm mới.