Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến thời điểm 31/05/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm 2021.
Đây là thông tin được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, diễn ra chiều 4/6/2022.
Trong năm 2020, tổng dư nợ tín dụng xanh (bao gồm 12 lĩnh vực xanh) đạt 290 nghìn tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 3,15% trong tổng dư nợ của nền kinh tế. Trước đó vào năm 2019, dư nợ tín dụng xanh đạt 317,6 nghìn tỷ đồng và chiếm 3,87% trong tổng dư nợ của nền kinh tế.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hà Nội đến ngày 31/3/2022 ước đạt 2.550.796 tỷ đồng, tăng 2,76% so với 31/12/2021.
16 ngân hàng thương mại (NHTM) gồm: VietinBank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Lienvietpostbank, TPBank, VIB, ACB, SeABank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lũy kế từ ngày 15/7 - 31/12/2021 là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
Về cơ bản, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Thế nhưng, trên thị trường TPDN đang có tình trạng quản lý thiếu chặt chẽ và thiếu minh bạch thông tin, có thể dẫn đến rủi ro cho thị trường tài chính.
Thời gian tới, chính sách tiền tệ (CSTT) sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt, bao gồm tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục có các biện pháp giảm lãi suất cho vay (LSCV), thậm chí giảm lãi suất điều hành. Việc sử dụng CSTT hỗ trợ nền kinh tế hiện đã gần tới giới hạn, đòi hỏi phải đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp tài khóa, các cơ chế đặc thù.
Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết, tính đến ngày 1/8/2021, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn đạt 2.681,49 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam diễn biến trái chiều. Trong khi tiền gửi của dân cư bắt đầu tăng chậm lại kể từ tháng 6/2020 thì tiền gửi của doanh nghiệp lại tăng rất mạnh trong những tháng trở lại đây.