Theo báo cáo kết quả kinh doanh của quý III của Wigroup, tình hình kinh doanh của thị trường đã bắt đầu xấu đi từ quý II và chỉ 34,4% số doanh nghiệp trên ba sàn giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và UPCoM đạt mức lợi nhuận quý III cao hơn cùng kỳ. Trong đó đóng góp nhiều từ nhóm ngân hàng, bất động sản, dược phẩm, dịch vụ tiện ích và bán lẻ
Hiện nay, việc huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Dược nói riêng gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhu cầu dược phẩm cung ứng cho thị trường là rất lớn, đã đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp dược phải cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển… để sản xuất ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bài viết này đánh giá thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp ngành Dược Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn cho các doanh nghiệp ngành Dược trong thời gian tới.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục ra quân kiểm tra, đơn vị này đã phát hiện, thu giữ lượng lớn mặt nạ thở oxy, kít xét nghiệm COVID-19… không hóa đơn chứng từ...
Dự kiến, trong tháng 12/2020, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam và Ban Dược phẩm thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) sẽ đồng tổ chức Hội thảo về bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân và tiếp cận thuốc an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, BHXH Việt Nam và Ban Dược phẩm của EuroCham tiếp tục thảo luận để tiến tới ký kết Bản ghi nhớ hợp tác vào đầu năm 2021.
Nhờ việc sản xuất khẩu trang, trang phục phòng dịch, thuốc tăng sức đề kháng, nhiều doanh nghiệp vật tư y tế và dược phẩm có doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến trong quý I/2020.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp dược phẩm nói chung, doanh nghiệp dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh.