Những cuộc đổi chủ đầy bất ngờ, sự lên ngôi của lớp lãnh đạo trẻ, công nghệ và định hướng mới trong mảng bán lẻ có thể coi là những điểm nhấn trong bức tranh ngân hàng năm 2021.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng 10/2021. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng 10/2021.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.
Dù rằng chiếm số đông trong nền kinh tế, song sức khoẻ của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vốn đã không được tốt. Khi gặp khó khăn, hoạt động của những doanh nghiệp này dễ dàng rơi vào trạng thái “đóng băng”, thậm chí phá sản nếu không tiếp cận được nguồn vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Trao đổi với Tạp chí Tài chính, TS. Đặng Thái Bình - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, cần có một hệ thống bảo lãnh tín dụng chuyên biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp “yếu thế”.
Ngày 15/11/2021, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19 với sự tham gia của hơn 90 doanh nghiệp FDI và đại diện một số cục hải quan tỉnh, thành phố.
Do tác động từ đại dịch COVID-19, bức tranh đầu tư nước ngoài đã thay đổi. Năm 2020, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Với nhiều lợi thế, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải làm những gì để phát huy lợi thế, đẩy mạnh thu hút FDI trong bối cảnh mới.
Lũy kế đến hết tháng 10/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 539,42 tỷ USD, tăng 22,6% với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 269,77 tỷ USD, tăng 17,4% và nhập khẩu đạt 269,65 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ông Jean-Noël Poirier, chuyên gia tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Đông Nam Á, nguyên Đại sứ Pháp tại Việt Nam, đã có những phân tích và đánh giá tích cực về chuyến thăm cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1831/QĐ-TTg về Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2021-2025. Theo đó, cả nước sẽ có khoảng 157 dự án trên các lĩnh vực như: đường sắt, cao tốc, đường vành đai, cảng biển, trung tâm Logistics, hệ thống xử lý rác, nước thải, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng, hạ tầng công nghệ thông tin.