Xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kỳ vọng GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,7-6,9%; lạm phát được kìm giữ.
GDP quý II ước tăng 7,72% so cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021; CPI được kiểm soát ngưỡng ở 2,44% trong bối cảnh giá xăng, dầu liên tục tăng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 13,6% so cùng kỳ năm trước... là những điểm sáng kinh tế trong nửa đầu năm 2022.
Trong bản dự báo tăng trưởng kinh tế quý II/2022 công bố ngày 22/6/2022, Ngân hàng UOB của Singapore dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5%.
Dù dự báo tăng trưởng GDP quý III có thể xấp xỉ mức hai con số và cả năm 2022 chắc chắn vượt 7%, song PGS.,TS. Phạm Thế Anh cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch đầu tư) công bố cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn 0,68% so với GDP 6 tháng đầu năm 2021 (GDP 6 tháng đầu năm 2021 là 5,74%).
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, triển vọng phục hồi kinh tế Đông Nam Á sẽ không chắc chắn, do phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài khu vực. Tuy vậy, mức tăng trưởng trung bình của khu vực Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ đạt khoảng 5,8% trong năm 2022. Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao ở mức trên 6,5% trong khu vực.
Trên cơ sở hồi quy dữ liệu bảng thu thập được từ 25 công ty chứng khoán niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010-2021, nhóm tác giả xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các công ty chứng khoán niêm yết. Kết quả cho thấy, cả yếu tố vĩ mô, quy mô doanh nghiệp và các chỉ tiêu tài chính đều tác động đến lợi nhuận của những công ty này.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE) để mô phỏng tác động của việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ đến sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Nhiều động lực tăng trưởng khác nhau của Việt Nam đã được khai thác khá hiệu quả trong năm 2021. Vấn đề đặt ra là động lực nào cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022? Trên cơ sở đánh giá lại những động lực tăng trưởng kinh tế, bài viết xác định một số động lực tăng trưởng cho năm 2022 ở Việt Nam gồm: Xuất khẩu; đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng nội địa. Để tận dụng tốt các động lực tăng trưởng mới, Chính phủ sẽ phải thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, nhưng có thể tập trung vào các gói hỗ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách tài khóa, thúc đẩy đầu tư công và tiêu dùng nội địa.
Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp lớn vào GDP của cả nước mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân cũng bộc lộ một số tồn tại. Đó là tình trạng lạc hậu về công nghệ, chất lượng nhân lực thấp và không đồng đều, hạn chế về năng lực quản trị. Đáng lưu ý, sức lực của doanh nghiệp bị bào mòn do dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp suốt 2 năm qua.