Những tháng cuối năm thường là dịp nhiều hoạt động kết nối, kích cầu hàng Việt được triển khai, trong đó nổi bật là các hoạt động, chương trình như: Tuần hàng Việt Nam, tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp (DN), HTX địa phương với các chuỗi cung ứng, các chuyến hàng đưa hàng Việt về nông thôn, các nhà máy, khu công nghiệp…
Thời gian qua, dù chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ngoại nhưng hàng hóa “made in Việt Nam” vẫn chiếm ưu thế trên thị trường nhờ phân phối thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng và các chợ truyền thống. Từ đó, tạo vị thế cho hàng Việt hiện diện rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
Để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, các đại biểu nhấn mạnh đến việc tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức; xây dựng kế hoạch với các siêu thị, trung tâm thương mại trong việc tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp nội khối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các chương trình chuyển đổi số…
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Long An, thời gian qua, Sở Công Thương Long An tích cực triển khai, thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhiều chương trình hành động được Sở Công Thương xây dựng, triển khai nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại; xây dựng chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh bền vững.
Ngày 29/6, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Ðể hỗ trợ doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường quốc tế, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) vừa triển khai nghiên cứu, phân tích thị trường xuất khẩu, vừa xúc tiến cho doanh nghiệp Việt tham gia các hội chợ quốc tế. Qua đó, không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt thị trường xuất khẩu tiềm năng, mà còn tiếp cận được các đối tác nước ngoài, định hướng phát triển nâng chất cho hàng Việt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.
Dịch bệnh COVID-19 tác động làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân với xu hướng quay về dùng hàng nội nhiều hơn. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Việt khai thác lợi thế và nâng cao sức cạnh tranh với hàng ngoại trên “sân nhà”.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, hàng Việt hiện chiếm tỷ lệ trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp (DN) trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam thì con số này chiếm từ 60 - 90%. Điều này cho thấy, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tác động tích cực đối với người tiêu dùng và làm thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt.