Sáng ngày 12/4, tại phiên họp thứ 2 thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Căn cứ theo khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia về phương án lương tối thiểu năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo trình Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ; đồng thời, từ ngày 01/01/2021 mức lương tối thiểu ngành cũng không còn được áp dụng.
Trong phiên họp lần thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, các bên bỏ phiếu thống nhất sẽ tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 thêm 5,5%, tăng từ 150.000 đến 240.000 đồng tùy theo từng vùng. Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 cao hơn năm 2019, đáp ứng 100% mức sống tối thiểu cho người lao động.
Tại phiên đàm phán lần 2 về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020 diễn ra chiều ngày 11/7, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án bỏ phiếu mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 5,5%.
Theo khảo sát của Hội đồng Tiền lương quốc gia, mức tăng lương 5,3% trong năm 2019 hiện mới chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu sống tối thiểu. Dù vậy, việc tăng lương đồng nghĩa với tăng chi phí cho doanh nghiệp. Để đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì việc tăng lương cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.