Theo Chỉ số Toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số, với 23,1 điểm theo thang điểm 100, Việt Nam đứng ở vị trí 63 trong số 113 nền kinh tế trong danh sách.
Làn sóng nhà đầu tư rời bỏ các công ty khởi nghiệp (startup) châu Á để tìm kiếm cơ hội ở thị trường Bắc Mỹ đang ngày càng diễn ra mạnh hơn khiến giá trị của các kỳ lân khởi nghiệp từ châu lục đông nhân nhất thế giới giảm gần một nửa chỉ trong 6 tháng đầu năm
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đánh giá, “Kỳ lân” khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tiếp theo của châu Á và Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam, khi nền móng để xây dựng một hệ sinh thái vững chắc có thể hỗ trợ những doanh nghiệp này đang được tiến hành thuận lợi.
Các chuyên gia từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá, Việt Nam đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các “kỳ lân” khởi nghiệp công nghệ tiếp theo của châu Á.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 25/6/2022, Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 10/5/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ.
Ngày 22/1, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền thương mại”.
Theo ông Hoàng Công Đoàn - Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Việt Nam, vốn đầu tư khởi nghiệp Việt Nam năm 2022 có thể đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Lĩnh vực đầu tư trọng tâm năm nay sẽ là nông nghiệp và công nghệ.
Số lượng những triệu phú trẻ mới từ việc khởi nghiệp hay từ công nghệ blockchain ngày càng tăng cũng góp phần đáng kể vào nhu cầu bất động sản hạng sang.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 675 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới trong năm 2021, gấp đôi mức kỷ lục ghi nhận năm 2020, theo dữ liệu của công ty phân tích Dealroom và hãng quảng cáo London & Partners của Anh.
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đang bước vào giai đoạn chạy nước rút. Mặc dù được dự báo là thị trường có nhiều khó khăn hơn các năm trước, song các DN tỉnh Đồng Tháp vẫn nỗ lực và quyết tâm vượt khó đảm bảo nguồn cung hàng hóa đa dạng và chất lượng cho người tiêu dùng.