Trái ngược với cảnh “đìu hiu” 2 năm trước, các quầy bánh trung thu năm nay có phần nhộn nhịp hơn, người mua kẻ bán tấp nập, nhiều quầy đã “cháy hàng” và dọn rạp sớm hơn dự kiến cả tuần lễ.
Kinh tế tuần hoàn đang được xem là giải pháp hướng đến phát triển bền vững. Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cần sớm hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn, đặc biệt chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình kinh doanh hiệu quả.
Ngày 07/9, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tiến hành kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình kinh doanh tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính thực hiện theo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và các văn bản có liên quan để xác định các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp, tiết kiệm, đúng quy định.
Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 tối 6/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải nguyên nhân giá dầu lần đầu tiên cao hơn giá xăng trong kỳ điều hành ngày 5/9/2022.
Tính đến ngày 29/8, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 20 cây xăng đóng cửa, treo biển hết xăng, dẫn đến tâm lý lo sợ thiếu nhiên liệu sản xuất, kinh doanh trong dân. Qua kiểm tra của các ngành chức năng, không có tình trạng găm hàng mà do đầu mối không đủ nguồn xăng dầu; hiện tỉnh đang vào cuộc tháo gỡ, không để thiếu nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đi lại của người dân.
Ứng dụng thương mại điện tử vào các lĩnh vực kinh doanh của đời sống xã hội, cụ thể trong kinh doanh dịch vụ vận tải, là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong nền công nghiệp 4.0, đặc biệt trong thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận, cũng như đánh giá những thách thức mà thực tiễn đặt ra đối với pháp luật quản lý định danh mô hình kinh doanh hoạt động này tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật để tạo cơ chế pháp lý phù hợp và nâng cao hiệu quả thực thi.
Công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới (ICT) đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của dịch vụ tài chính trên khắp toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các ứng dụng của công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, làm thay đổi mô hình kinh doanh, đem lại những chuyển biến to lớn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân. Tác giả nghiên cứu các mô hình ứng dụng công nghệ hiện nay, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam.