Sau khi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh từ 4% lên 5%/năm, hàng loạt ngân hàng đã nhanh chân điều chỉnh biểu lãi suất từ ngày 23/9.
Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường sẽ biến động ra sao và ngành ngân hàng sẽ dùng biện pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay cũng như có thể giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên là vấn đề đang được thị trường đặc biệt chú ý.
Mới đây, một loạt ngân hàng trung ương từ châu Á đến châu Âu đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát, sau hành động tương tự của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành các quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm) và điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với lãi suất tiền gửi loại kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 0,3%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 1 tháng. Đây là sự điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định và là "miền đất hứa" cho các nhà đầu tư.
Fed tăng lãi suất mạnh mẽ đã gây sức ép lên các nền kinh tế lớn tạo ra cuộc đua tăng lãi suất ồ ạt, ngoại trừ Nhật Bản. Điều này cũng tạo áp lực cho Việt Nam trong công tác điều hành chính sách.
Ưu tiên số 1 là kiểm soát lạm phát, NHNN sẽ sử dụng các biện pháp tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ.
Các nhà phân tích “trấn an” nền tài chính châu Á trước làn sóng tăng lãi suất mới nhất, lành mạnh hơn và có khả năng chịu áp lực lên tỷ giá hối đoái tốt hơn.
Fed dự báo lãi suất tham chiếu trung bình tại Mỹ sẽ lên 4,4% năm nay và 4,6% năm tới, trước khi giảm về 2,9% năm 2025. Sau đợt tăng hôm qua, tham số này hiện đang ở 3% - 3,25%, là mức cao nhất kể từ tháng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.