Theo chuyên gia, tỷ giá rất ảnh hưởng đến các vấn đề như lạm phát, nợ công và cán cân tổng thể xuất nhập khẩu. Nhưng với các biểu hiện trên thị trường hiện nay, chưa đến mức phải “phá giá” VND.
Nhiều ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất vay khiến dòng vốn vào thị trường bất động sản (BĐS) đã khó nay lại càng khó hơn. Sau động thái tăng lãi suất gần đây của nhiều ngân hàng, nhiều người vay mua nhà đang lo lắng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường bằng đồng VND tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ, tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 10/2022 bật tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 9/2022, với mức tăng từ 0,1 – 1,3%, tùy kỳ hạn/tùy ngân hàng.
Cho đến thời điểm này, lựa chọn điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang cho thấy sự hợp lý, linh hoạt nhất định trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới có nhiều biến động, các yếu tố bất định gia tăng, đặc biệt là lạm phát kỳ vọng vẫn ở mức cao.
Sáng ngày 30/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều chỉnh tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch NHNN tăng 225 VND, từ mức 23.700 VND lên mức 23.925 VND. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ tư NHNN tăng giá bán USD, với tổng cộng mức tăng thêm là 905 VND, tương đương tăng 3,9%.
Xu hướng lãi suất cho vay tăng chậm hơn lãi suất huy động đang ngày càng nổi bật. Giới chuyên môn đánh giá, các ngân hàng phải xoay xở rất khéo mới có thể hoàn thành kế hoạch đề ra...
Các chuyên gia kinh tế phân tích, sau động thái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ không chịu ảnh hưởng quá lớn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng ta tranh thủ việc dịch chuyển các dòng vốn đầu tư.
Biến động trên các thị trường tài chính và diễn biến thị trường ngoại hối đã tác động mạnh đến giá vàng, giá vàng sụt giảm ước tính khoảng 1,7% trong tuần này.
Gần đây đã xuất hiện không ít lo lắng về khả năng dòng vốn bị rút ra khi Fed điều chỉnh nâng lãi suất cơ bản đồng USD, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định không quá lo ngại về vốn ngắn hạn.