Dù thống nhất về việc thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế là rất cần thiết, nhưng nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là Nghị quyết chưa có trong tiền lệ, do đó cần quan tâm đến tính hiệu quả.
Sau một tháng, các đơn vị ở Hà Nội đã vận động gần 2.200 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua đó, nâng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Thủ đô vượt con số 54 nghìn.
Ngày 28/7, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, cho biết đang quyết liệt triển khai Nghị quyết số 68/NĐ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Riêng Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND về việc hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác hiện đã được triển khai về các địa phương, đến tận các khu, ấp trên địa bàn tỉnh.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, đến hết ngày 19/6, đã phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cho hơn 4.800 đối tượng với kinh phí hỗ trợ gần 5 tỉ đồng.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong quý I đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp. Đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do đang rơi vào khó khăn nghiêm trọng chưa từng có, đa số đã phải nghỉ việc.
Với mục tiêu tăng nhanh độ bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH), ngành BHXH đã tích cực triển khai nhiều giải pháp thu hút người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH, tuy nhiên, số người tham gia BHXH đến nay vẫn tăng khá chậm.