Mạng xã hội lớn nhất thế giới liên tiếp gặp rắc rối sau vụ bị lỗi truy cập toàn cầu. Facebook bị dư luận đánh giá tiêu cực và dường như vướng nhiều rào cản để phát triển.
Đánh trúng tâm lý ham rẻ của du khách, trên mạng xã hội, các combo, voucher du lịch nhiều như "nấm mọc sau mưa" với rất nhiều kiểu quảng cáo dịch vụ và mức giá khác nhau, khiến khách hàng lạc vào "mê hồn trận", dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo, trục lợi.
Lợi dụng sự quan tâm của người dân về việc phòng, chống, điều trị dịch Covid-19, trên mạng xã hội thời gian gần đây xuất hiện tràn lan các “bác sĩ”, “thần y” tự xưng với vô số lời khuyên và bài thuốc chữa Covid-19 thiếu cơ sở khoa học. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, tình trạng này không những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng mà còn cản trở công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan và lực lượng chức năng.
Hiện nay số lượng người sử dụng các mạng xã hội như: Facebook, Zalo,... ở Việt Nam khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021. Trong đó, tại Điều 4 và Điều 5 quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội. Đây là 10 lưu ý dành cho cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội
Dù doanh thu quý II/2021 của Facebook tăng trưởng mạnh, gã khổng lồ mạng xã hội này vẫn dự báo kém lạc quan về các quý còn lại của năm. Điều này đã dẫn đến đà giảm cổ phiếu của chính họ.
Các hình thức lừa đảo chủ yếu của đối tượng phạm tội được thực hiện qua email, cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, website giả mạo, mạng xã hội và giao dịch thương mại điện tử.
Gặp khó khăn do dịch Covid-19, cần tiền gấp để xoay xở công việc, nhiều người như 'chết đuối với được cọc' khi có các trang web trên mạng xã hội hoặc người tự xưng là nhân viên ngân hàng hứa sẽ hỗ trợ làm thủ tục đảm bảo được vay tiền.
Các chiêu trò lừa đảo trúng thưởng qua điện thoại và mạng xã hội Facebook tái diễn ngày càng nhiều. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết đây là những chiêu trò lừa đảo không mới. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn nhẹ dạ, cả tin, trở thành nạn nhân và phải gánh trên vai những khoản nợ không biết đến bao giờ mới trả hết.
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nêu rõ người sử dụng mạng xã hội không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tung tin giả…