Nợ xấu đang là vấn đề lớn được nhiều chuyên gia quan tâm sau đại dịch, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần được “bơm vốn” để phục hồi và điều này phụ thuộc vào điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngành ngân hàng đã giảm lãi hơn 21 nghìn tỷ để hỗ trợ gần 6 triệu khách hàng trong gần 6 tháng qua, trong đó riêng nhóm Big 4 giảm trên 16,5 nghìn tỷ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có Công văn số 482/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong xây dựng chương trình phục hồi kinh tế, Chính phủ cũng cân nhắc đưa ra một giải pháp để các tổ chức tín dụng phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5 - 1% trong 2 năm. Đây chính là nguồn lực của các tổ chức tín dụng (TCTD), thực chất là: "doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp".
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 25/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo khảo sát điều tra của Ngân hàng Nhà nước, đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá, nợ xấu tăng nhẹ trong quý IV nhưng sẽ giảm nhẹ từ quý I/2022. Điều này phù hợp với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có xu hướng tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong năm 2022 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn sẽ giữ mặt bằng lãi suất ổn định, phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay nếu điều kiện cho phép.
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Toàn bộ kỳ họp được tổ chức họp trực tuyến, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 05 ngày để thảo luận, xem xét, quyết định những vấn đề thực sự cấp thiết, cấp bách cho quốc kế dân sinh.