Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tăng cường tiêm vắc xin, hỗ trợ tài chính vĩ mô và cải cách chính sách thu hút FDI là những giải pháp ưu tiên mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra như một gợi ý cho các quốc gia Đông Á – Thái Bình Dương hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Việc giảm lãi suất cho vay cũ và cho vay mới chủ yếu do các tổ chức tín dụng, với tư cách là những doanh nghiệp, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp khác, chứ không phải dựa vào nguồn lực Nhà nước.
Theo thống kê của SSI, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường đã giảm khoảng 0,55%/năm so với đầu năm và tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch. Trong thời gian tới, NHNN được dự báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Mặc dù thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào (chủ yếu do tín dụng tăng chậm), song cơ cấu vốn huy động đang tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng. Hiện tiền gửi dân cư chỉ chiếm một nửa lượng vốn huy động của các nhà băng và tăng rất chậm. Trong khi đó, tiền gửi doanh nghiệp, tuy tăng nhanh, song có thể bị rút ra bất kỳ lúc nào. Điều này khiến nguồn vốn của các nhà băng thiếu bền vững.
Qua 05 năm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam (giai đoạn 2016-2020) hoạt động TTKDTM tại Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ công nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn mới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán VNDirect, giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm khoảng 15% từ đỉnh, giúp định giá của ngành trở nên hấp dẫn hơn khi cân nhắc giữa rủi ro và tiềm năng tăng giá.