Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), để thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, bền vững, các bộ, ban, ngành và địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý liên quan đến đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án...
Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, diễn ra hôm 19/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với những điểm mới nêu trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), thời gian tới sẽ tạo cơ chế thông thoáng hơn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, cán bộ công chức, công nhân lao động trong các khu công nghiệp.
Bộ Xây dựng cho biết, Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội đã đề xuất bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội.
Thị trường bất động sản (BĐS) dù còn trầm lắng nhưng dần xuất hiện những tín hiệu tích cực nhờ các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt ở phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH).
Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng 181 dự án nhà ở xã hội, với khoảng 94.390 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 4,8 triệu m2.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang đóng băng như hiện nay, thực hiện dự án ở nhà ở xã hội được xem là một “phương án” cứu cánh cho dòng tiền của doanh nghiệp BĐS. Bởi phân khúc này, được rất nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt có sự hỗ từ Chính phủ.
Trước kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Thuận gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về giá bán và các gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 3937/BXD-QLN trả lời cụ thể về vấn đề này.
Đến nay, có 10 UBND tỉnh công bố danh mục 26 dự án nhà ở xã hội với tổng nhu cầu vay vốn khoảng 12.800 tỷ đồng, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.